Bà bầu khi mang thai có được uống nước lá tía tô không?

Thứ Năm, 31/12/2020 01:35 PM (GMT+7)

Khi mang thai mẹ bầu cần chú ý rất nhiều vấn đề, nhất là trong quá trình ăn uống thường ngày. Vậy khi mang thai mẹ bầu có được uống nước lá tía tô không?

Tía tô không chỉ là loại rau gia vị mà còn là một vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh. Nhiều người thắc mắc bà bầu uống nước tía tô tốt không. Một số bà bầu uống nước lá tía tô với mục đích làm mềm tử cung, cho dễ đẻ mà không lường trước tác hại khôn lường.
 
Trong Đông y, tía tô có mùi thơm, chứa tinh dầu. Các bộ phận của cây tía tô: lá tía tô (tô diệp), hạt tía tô (tô tử), cành tía tô (tô ngạnh) còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh. Tía tô có tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng chữa ho hen, cảm cúm, đau đầu sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện. Với bà bầu, tía tô có tác dụng an thai và nhiều lợi ích khác. Dù vậy, các chuyên gia khuyên rằng bà bầu không nên tùy tiện uống nước lá tía tô.
 

Bà bầu uống nước lá tía tô tốt không?


Lá tía tô kết hợp với các vị thuốc khác nhau có tác dụng an thai và chữa nhiều bệnh lại rất lành tính với bà bầu.

Chữa cảm lạnh, giải cảm


Phụ nữ mang thai sức khỏe suy giảm, rất dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm. Việc không được dùng thuốc khiến bà bầu thường xuyên bị cúm tái đi tái lạnh, không dứt, gây khó chịu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, thậm chí ảnh hưởng tới thai nhi.

Bà bầu có thể dùng lá tia tô như một vị thuốc trị cảm rất hữu hiệu. Ăn bát cháo nóng với hành và lá tía tô giúp giải cảm tức thì. Bà bầu lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước. Uống khi còn nóng rồi đắp chăn cho ra mồ hôi để giải cảm chỉ sau một lần.
 
Bà bầu uống nước lá tía tô tốt không

Giảm sưng phù


Gần như 80% chị em khi mang thai đều có hiện tượng sưng phù, đặc biệt ở bàn chân, mắt cá chân. Ngâm chân với nước lá tía tố giúp loại bỏ độc tố, thư giãn bàn chân và giảm hiện tượng phù nề, cho mẹ bầu ngủ ngon giấc. Cách làm là lấy lá tía tô rửa sạch, đem nấu với nước sôi trong vài phút rồi thêm muối vào ngâm chân.

Giảm ốm nghén


Ngoài tác dụng an thai, bà bầu uống nước lá tía tô để giảm tình trạng ốm nghén, khó chịu. Bài thuốc gồm: 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, hoài sơn, phục long can, đương quy, (mỗi loại 16g); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (mỗi loại 12g); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả. Sắc các nguyên liệu này lấy nước uống 1 thang sẽ thấy hết buồn nôn, chán ăn.

Chữa đau bụng, ra huyết


Bà bầu bị đau bụng, đau lưng, ra huyết bất thường có thể là dấu hiệu động thai. Bài thuốc an thai nhuận huyết bao gồm: lá và cành tía tô 20g, bạch truật, sa sâm, thục địa, phục long can (mỗi loại 16g), ngải diệp, hoàng cầm, đương quy, bạch thược (mỗi loại 12g); a giao, gừng nướng cháy (mỗi loại 6g), đỗ trọng và cam thảo (mỗi loại 10g). Tất cả đem sắc lấy nước uống liền trong 7-10 ngày sẽ thấy huyết giảm dần.
 
Bà bầu uống nước lá tía tô tốt không
 
 

Chống viêm, giảm mụn


Không chỉ chữa bệnh, tía tô còn là một loại thảo dược làm đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến làn da bà bầu thay đổi sắc tố, có thể nổi nhiều mụn. Tía tô lại có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch và sáng da rất tốt.

Cách làm: lá tía tô rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát, chắt lấy nước cốt. Rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt, dùng tăm bông thấm trực tiếp nước cốt từ lá tía tô vừa giã nát thoa đều lên vùng da bị mụn. Đợi khoảng 120 phút cho tinh chất tía tô thấm vào da rồi rửa mặt lại với nước ấm. Một cách khác là vò nát lá tía tô hòa vào nước ấm rửa mặt hoặc tắm hàng ngày để trị mụn và làm sáng da.

Sự thật bầu uống nước lá tía tô cho dễ đẻ


Trong dân gian từ lâu truyền miệng kinh nghiệm bà bầu những tháng cuối thai kỳ nên uống nước lá tía tô cho tử cung mềm, giãn nở dễ đẻ hơn.
 
Trả lời về vấn đề này, lương y Đỗ Tất Hùng cho biết trong Đông y chỉ nói đến tía tô có tác dụng an thai, chữa động thai. Trong y thư cổ chưa từng đề cập dùng lá tía tô giúp dễ đẻ.

Nước lá tía tô thường dùng chữa cảm lạnh hoặc chữa đầy bụng, ngộ độc thực phẩm do tôm cua cá... Tuy nhiên, người ta chỉ uống nước lá tía tô trong 2-3 ngày để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Nếu uống nước lá tía tô dài ngày sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kém ăn, khó thở, táo bón, tiểu tiện đỏ...

Mặt khác, theo bác sĩ Trần Văn Thanh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội), tía tô không được dùng với người bị cảm nóng hoặc người có cơ địa ra nhiều mồ hôi.

Trong thai kỳ, thân nhiệt bà bầu thường cao hơn bình thường. Nếu uống nước lá tía tô dài ngày có thể làm tăng huyết áp, huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ cao gây tiền sản giật.

Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc. Dù có là thuốc nam lành tính vẫn cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai.
Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...