Bác sĩ Nhi đồng nói gì về việc hơ than, dùng lá trầu bà có thể chữa khóc dạ đề cho trẻ?

Thứ Năm, 01/11/2018 10:43 PM (GMT+7)

Chứng khóc dạ đề luôn là nỗi ám ảnh với các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Trẻ không có biểu hiện bất thường vào ban ngày nhưng lại khóc rất nhiều về đêm.

Chứng khóc dạ đề luôn là nỗi ám ảnh với các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Trẻ không có biểu hiện bất thường vào ban ngày nhưng lại khóc rất nhiều về đêm.Khóc dạ đề hay khóc dã tràng là từ dân gian dùng để chỉ những trẻ nhỏ khóc rất nhiều vào một thời điểm cố định trong ngày, thường là vào chiều tối và trong nhiều ngày.

Thông thường, khóc dạ đề sẽ thường gặp ở trẻ từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi. Trẻ thường khóc rất lớn, liên tục vào chiều tối, thậm chí có trẻ khóc thét lên nghe như tiếng hét. Do đó, chứng khóc dạ đề ở trẻ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ.Trong dân gian khi con khóc dạ đề, cha mẹ thường sử dụng biện pháp tâm linh để "cắt" cơn khóc của con. Chị T. (Tây Ninh) cho biết, khi con chị được 3 tháng tuổi bé trở nên khóc rất dữ vào chiều tối mặc dù trước đó con vẫn bú khỏe, chơi ngoan. Mặc dù đã thử mọi cách để dỗ dành con, mọi người trong gia đình đều thay nhau ẵm bồng cháu nhưng con vẫn không ngưng khóc. Sau đó một tuần, chị được người thân giới thiệu đến gặp một thầy để xin làm thuốc về xông hơ cho con. Tuy nhiên, phương pháp ấy không mang lại tác dụng.

Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề

Theo bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ và quan niệm yếu tố tâm linh gây ra chứng khóc dạ đề cho con là hoàn toàn sai lầm. Một số mẹ còn dùng phương pháp hơ ép cho trẻ nhỏ bằng than, lá trầu không, trứng gà đều không tốt; nếu mẹ không cẩn thận còn có thể làm bỏng con.

meo-de-sinh-doi-e1417503673980

Các vấn đề về tiêu hóa

BS Khanh chia sẻ thêm, các vấn đề về tiêu hóa chính là vấn đề hàng đầu cha mẹ cần xem xét khi con khóc dạ đề. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non kém do đó trẻ thường hay gặp chứng nôn, trớ và thường thấy khó chịu sau khi ăn.

Thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân gây khóc dạ đề ở trẻ. Trẻ không được cung cấp đủ vitamin D sẽ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu, ra nhiều mồ hôi về đêm.

Dị ứng thức ăn

Một số trẻ bú mẹ có thể dị ứng với một số món ăn trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ. Với trẻ dùng sữa công thức, trẻ có thể không dung nạp protein hay lactose, một loại đường có trong sữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ cảm thấy khó chịu.

Kích thích quá mức

Trẻ sơ sinh có khả năng tự xây dựng cho mình một cơ chế tự bảo vệ, giúp trẻ có thể chủ động không tiếp nhận những âm thanh và ánh sáng từ môi trường xung quanh quá nhiều. Môi trường như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn vì giống như khi ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên sau khoảng 1 tháng tuổi, giác quan của trẻ sẽ dần hoàn thiện và trở nên nhạy cảm hơn. Điều đó khiến trẻ bị quá tải với các kích thích từ môi trường xung quanh và trẻ sẽ chọn “giải tỏa” bằng những cơn khóc.

Mẹ hút thuốc lá

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy tỉ lệ mẹ hút thuốc có con khóc dạ đề cao hơn bình thường.

Làm sao để bé không khóc dạ đề?

BS Khanh thông tin, cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân chính gây ra chứng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Không nên dùng các mẹo dân gian để chữa trị cho trẻ.

Quan tâm đến chế độ ăn uống của mẹ và con

Mẹ không nên cho trẻ bú quá no trong 1 lần, cố gắng chia nhỏ thành nhiều cữ bú trong ngày để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.

Mẹ đang cho con bú nên để đến phản ứng của con sau khi bú. Ví dụ, khi mẹ ăn loại thực phẩm đó mà con khóc rất nhiều sau bú thì rất có thể con bị dị ứng hoặc không quen với mùi vị thức ăn. Một số loại thực phẩm gây khó chịu cho bé như bắp cải, súp lơ, đậu nành, đậu phộng hoặc cá. Mẹ có thể chuyển qua những loại thực phẩm khác có thành phần dinh dưỡng tương tự để con không bị thiếu chất.

Ủ ấm cho con

Trẻ nhỏ rất dễ bị hạ thân nhiệt, việc ủ ấm cho con khi chiều tối sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ.

Tạo không khí êm dịu

Khi trẻ chuẩn bị ngủ, mẹ nên tắt bớt đèn, giảm tiếng ồn xung quanh xuống mức thấp nhất để trẻ không bị kích thích.

Khi trẻ có khóc nhiều kèm theo các triệu chứng như sốt cao, nôn trớ, bỏ ăn, tiêu chảy, ngủ ít hay ngủ nhiều hơn bình thường thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...