Câu chuyện của người mẹ sinh con dị tật bẩm sinh và vị cứu tinh trong lần mang thai tiếp

Thứ Sáu, 17/06/2022 08:49 AM (GMT+7)

Trong hàng ngàn những thiên thần bé nhỏ được sinh ra, có những thiên thần không may mắn vì mắc phải một số tật bẩm sinh, đó là những câu chuyện, những nỗi buồn cần có sự chia sẻ. 

Mang thai lần thứ 2, trong những tuần đầu của thai kỳ, chị Nguyễn Thu H. 35 tuổi (Mỹ Đình, Hà Nội) cùng chồng đến Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK MEDLATEC với mong muốn được tư vấn và làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Vừa cố kìm những giọt nước mắt, chị H. kể về nỗi đau khi đứa con đầu bị mắc hội chứng Down: “Khi mang thai đứa đầu tiên, lúc ấy em 28 tuổi, em vẫn đi khám thai và siêu âm thai đều đặn, sau khi đo độ mờ da gáy của thai nhi, thấy có dấu hiệu bất thường, bác sĩ có khuyên em đi xét nghiệm sàng lọc trước sinh để loại trừ nguy cơ mắc hội chứng Down. Hồi đó, phần vì chủ quan là gia đình mọi người đều khỏe mạnh, không ai mắc các bệnh di truyền cộng với việc sợ khi làm xét nghiệm chọc ối sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên vợ chồng em quyết định không làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Sau khi sinh con ra thấy hình dáng con bất thường so với những đứa trẻ khác, lúc bấy giờ vợ chồng em mới bàng hoàng lo lắng và nghĩ đến lời khuyên của bác sĩ lúc trước. Lúc này chúng em cho con đi xét nghiệm, cầm tờ kết quả trên tay em như chết lặng không thể tin rằng đứa con xinh xắn ấy lại bị mắc hội chứng Down”.

Mắc hội chứng down

Trẻ mắc hội chứng down không thể chữa khỏi và gây ra gánh nặng rất lớn cho cả gia đình và xã hội

Chồng chị trầm buồn xen vào câu chuyện: “Lúc đó chúng tôi tưởng như mình đã mất đi tất cả, có ân hận cũng đã quá muộn màng, lần này vợ tôi mang bầu lần thứ 2 để cẩn thận hơn tôi cho vợ đi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho an tâm”.

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, thì việc sàng lọc trước sinh kết hợp với sàng lọc sơ sinh đang là “chìa khóa vàng” để sinh ra những em bé khỏe mạnh và hạn chế tối đa bệnh cho trẻ khi lớn lên. Thế nhưng có một thực tế đáng buồn là mỗi năm Việt Nam vẫn có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ chào đời bị dị tật bẩm sinh.

Theo thống kê của Trường Đại học Y Hà Nội, mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 1,5 triệu trẻ em chào đời, trong đó có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tương đương cứ 13 phút có một trẻ mắc dị tật bẩm sinh được sinh ra. Vì vậy, những câu chuyện đáng buồn là câu chuyện khá thường xuyên ở các gia đình tại Việt Nam.

Xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh-la-gi-001

Sàng lọc trước sinh giúp phát hiện phần lớn dị tật thai nhi

Sàng lọc trước sinh là một thuật ngữ chung bao hàm nhiều phương pháp và xét nghiệm được thực hiện như siêu âm, phân tích mẫu máu hoặc mô, mà bác sĩ có thể tư vấn hoặc mẹ bầu mong muốn được thực hiện trong thời kỳ mang thai. Các xét nghiệm này sẽ cho biết liệu vợ hoặc chồng có mang gen bẩm sinh gây ra bất thường di truyền ở thai nhi hay không? Em bé có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe hoặc nhiễm sắc thể bất thường nào không, thai nhi có bị dị tật không? Từ đó bác sĩ sẽ tiên lượng, tư vấn cho mẹ bầu và gia đình và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Với chi phí phù hợp, không quá đắt đỏ, sàng lọc trước sinh là điều mà các mẹ bầu cần biết và tham gia, để đảm bảo cho một tương lai tươi sáng, khỏe mạnh của đứa con bé bỏng của mình

 
Lê Lương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....