Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách

Thứ Sáu, 10/03/2023 02:22 PM (GMT+7)

“Cách chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách là như thế nào?” sẽ giúp mọi người có được một hàm răng khỏe mạnh hơn.

Khi càng lớn tuổi thì sức khỏe răng miệng của người già càng có nhiều vấn đề hơn nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy “cách chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách là như thế nào?” để có được một hàm răng chắc khỏe hơn.

Để chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi đúng cách thì chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách

Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách. (ảnh minh họa)

Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách. (ảnh minh họa)

Chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor khoảng 2 lần mỗi ngày: vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Lấy răng giả ra trước khi đánh răng.

Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm khắp các mặt nhai, mặt ngoài và trong răng. Đối với người có răng bị gãy rụng, cần sử dụng bàn chải nhẹ nhàng, tránh tổn thương nướu.

Kết hợp sử dụng nước muối súc miệng vào buổi sáng.

Khám kiểm tra răng miệng theo đinh kì khoảng 6 tháng/lần.

Đây cùng là cách chăm sóc răng miệng cho người già đúng cách đầu tiên mà các bạn nên thực hiện hàng ngày.

Chế độ ăn uống hợp lý

Không nên ăn bánh ngọt hay các loại kẹo quá nhiều. Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó. Nên ăn nhiều các loại rau và trái cây tươi bởi chúng là nguồn cung cấp vitamin cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng, chúng cũng có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn. Thời điểm ăn trái cây tươi trước bữa ăn chính khoảng 1 tiếng đồng hồ, vì chúng là đồ ăn sống. Việc ăn đồ sống trước khi ăn đồ chín sẽ giúp tránh các phản ứng tăng bạch cầu, bảo vệ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Người cao tuổi thường ăn ít và ăn làm nhiều bữa. Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.

Nên ăn đủ các chất: đạm (thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ), vitamin (trái cây), muối khoáng…Hạn chế ăn các loại chất béo nhiều.

Phục hình răng giả nếu bị mất răng

 Dù bị mất răng do bất cứ lý do gì, người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu ngày, răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng. Khi không còn răng để tiêu hóa thức ăn, sức khỏe mau suy sụp vì thiếu dinh dưỡng. Chính vì vậy mà việc phục hình răng giả nếu bị mất răng là cách chăm sóc răng miệng cho người già tốt nhất mà các bạn nên thực hiện ngay.

image001-9581-1605835587

Hiện nay, để phục hình răng giả cho người cao tuổi sẽ có 3 phương pháp chính:

- Làm hàm giả tháo lắp.

- Làm cầu răng sứ.

- Cấy ghép Implant.

Mỗi một phương pháp phục hình răng giả có những đặc điểm cũng như chi phí khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện kinh tế của mỗi người mà bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất.

Qua những thông tin trên đây, chắc các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về cách chăm sóc răng miệng người già đúng cách là như thế nào rồi đúng không.

Phạm Văn Thắng

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...