Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi chuẩn bị mang thai

Thứ Sáu, 13/11/2020 03:49 PM (GMT+7)

Thực phẩm và chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tăng khả năng thụ thai. Chế độ cần được áp dụng trên cả bố và mẹ.

Hiện nay, các cặp hiếm muộn ngày càng có tỷ lệ tăng cao. Để khắc phục tình trạng này, các cặp đôi trước tiên hãy áp dụng các phương pháp ăn uống hợp lý trước khi nhờ tới sự can thiệp của công nghệ hiện đại. Vậy chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý.

Loại vi chất có lợi cho cả vợ và chồng

Trước khi mang thai, rõ ràng, điều đầu tiên bạn cần nghĩ tới là làm gia tăng khả năng thụ thai thành công. Hàu có chứa nhiều Kẽm, một khoáng chất thiết yếu trong tinh dịch và quá trình sản xuất testosterone ở nam giới, cũng như sự rụng trứng và thụ thai ở nữ giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu Kẽm ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thụ thai của cả nam lẫn nữ. Bạn nên duy trì bổ sung lượng Kẽm 8mg mỗi ngày để giúp cho hệ thống sinh sản hoạt động tốt. Kẽm thường được bổ sung trong các viên uống tổng hợp ở dạng Kẽm Sulfate, dễ dàng hấp thu khi bào chế dạng viên nang mềm.

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai

Quy tắc dinh dưỡng trước khi mang thai cần ghi nhớ là duy trì một chế độ ăn đầy đủ trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt nạc, và sản phẩm từ sữa để bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Bạn nên bắt đầu những thay đổi sang chế độ dinh dưỡng cân đối chuẩn bị quá trình mang thai từ 3 tháng tới 1 năm trước khi thụ thai. Bằng chứng thực tế cho thấy chế độ dinh dưỡng lành mạnh và sức khỏe sinh sản có mối liên hệ rõ rệt ở cả nam lẫn nữ. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng tốt trước khi thụ thai:

Axit folic: Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều nên bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày. Khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam cho phụ nữ Việt Nam cũng yêu cầu phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung 400mcg – 600mcg axit folic ngay từ trước khi mang bầu.

che-do-dinh-duong-chuan-bi-mang-thai

Axit folic hay còn gọi là Vitamin B9, là một vi chất cần rất ít của cơ thể nhưng lại đóng vai trò quan trọng giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Nếu như trong gia đình bạn hoặc bản thân bạn có tiền sử sinh mang thai em bé bị tổn thương ống thần kinh thì liều sử dụng của axit folic sẽ cao hơn, có thể tới 5000mcg mỗi ngày, tuy nhiên chỉ sử dụng liều cao axit folic khi có bệnh và có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Axit folic khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng folate có hoạt tính. Dạng folate cũng là dạng tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm như rau xanh đậm (rau bina), trái cây họ cam, đậu phộng, đậu, ngũ cốc và các loại thực phẩm có bổ sung thêm folate. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại khó hấp thu dạng folate hơn acid folic, hơn nữa folate trong thực phẩm rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, việc bổ sung thêm acid folic từ thuốc là cần thiết.

Omega-3: Hai loại Omega-3 quan trọng là DHA/EPA cần được tích lũy trong cơ thể người mẹ ngay từ trước khi mang bầu để chuẩn bị sử dụng cho bào thai còn trong bụng. Ngoài ra, DHA và EPA theo tỷ lệ bổ sung cho phụ nữ có thai và cho con bú còn giúp tăng cường dòng máu tới tử cung, làm tăng khả năng thụ thai và tăng khả năng sống sót của thai nhi sau khi được thụ thai thành công.

che-do-dinh-duong-chuan-bi-mang-thai2

Loại Omega-3 bổ sung cho phụ nữ mang thai và cho con bú cần có tỷ lệ DHA/EPA bằng 4-4.5/1, giống tỷ lệ đó trong sữa mẹ và có thể bổ sung từ nguồn cá hồi, cá ngừ đại dương, thuốc bổ chứa dầu cá ngừ...

Canxi: Phụ nữ trước khi mang thai cần khoảng 800mg Canxi mỗi ngày, khi mang thai cần 1,000-1,200 mg mỗi ngày (tương đương với 1 cốc sữa ít béo). Canxi có thể dễ dàng bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày như sữa chua, sữa, cá hồi đóng hộp, cá mồi, cơm, bơ, phô mát...

Sắt: Có nhiều phụ nữ có lượng sắt dự trữ trong cơ thể ít do bị mất hàng tháng trong ngày hành kinh và chế độ ăn cũng nghèo sắt. Khi bạn ăn uống, bổ sung sắt vào cơ thể, nếu cơ thể không dùng hết sẽ được dự trữ tại gan, lá lách và có thể được đưa vào sử dụng khi cơ thể thiếu, nhất là khi mang thai. Do đó, sẽ có những người phụ nữ khi mang thai hoàn toàn không cần bổ sung sắt mà vẫn không bị thiếu bởi vì nguồn sắt dự trữ dồi dào từ trước đó.

Các loại thực phẩm bổ sung sắt đơn giản cho phụ nữ trước khi mang thai và khi mang thai như sau: Thịt nạc các loại (thịt bò, thịt lợn, gà, vịt, gan, cá, nội tạng động vật), các loại rau xanh (súp lơ xanh, cải xoăn…), đậu (đậu xanh, đậu khô, đậu đen, đậu đỏ…), ngũ cốc...

che-do-dinh-duong-chuan-bi-mang-thai3

Vitamin tổng hợp: Bên cạnh một chế độ ăn cân đối, bạn cũng có thể được khuyến khích sử dụng thêm các loại thuốc bổ tổng hợp như PM Procare để tăng cường thêm các dưỡng chất thiết yếu thường bị thiếu trong thai kỳ như DHA/EPA, axit folic, Iốt…

Phương Dung

Cùng chuyên mục

Khám sức khỏe tiền hôn nhân, việc cần thiết trước khi kết hôn

Nhiều bạn trẻ bỏ qua việc cần thiết là khám sức khỏe trước khi kết hôn. Khám sức khỏe đảm tiền hôn nhân...

Tọa đàm "Để con yêu khỏe mạnh chào đời"

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ và khi mang thai hay sinh nở thì sức khỏe cũng như sự an toàn...

Bệnh trĩ có gây vô sinh không?

Bệnh trĩ là bệnh lý trực tràng mà hiện nay nhiều người đang gặp phải. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm...

Bệnh lậu có gây vô sinh không?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh...