
Lợi ích của lá tía tô với mẹ bầu
Cung cấp dinh dưỡng: Lá tía tô giàu vitamin A, vitamin C, sắt, canxi, chất xơ, là nguyên liệu tuyệt vời cho rất nhiều món ăn dành cho mẹ bầu.
Giảm ốm nghén: Lá tía tô giúp hạn chế những cơn buồn nôn do ốm nghén ở thai phụ, đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu.
Giải cảm: Lá tía tô có tính ấm, trong Đông y được sử dụng để chữa cảm mạo, hạ sốt. Do vậy chị em có thể sử dụng lá tía tô để giải cảm một cách hiệu quả thay cho việc sử dụng thuốc, hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Flavonoid trong lá tía tô có thể giúp mẹ bầu giảm đau dạ dày, trị chướng bụng, đầy hơi.
Kháng khuẩn và chống oxy hóa: Thành phần trong lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, bên cạnh đó còn hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do có hại cho cơ thể.
Mẹ bầu có nên uống nước lá tía tô để dễ sinh con hay không?
Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu uống nước lá tía tô trước ngày dự sinh khoảng một tuần sẽ giúp cổ tử cung mềm và mở nhanh, mẹ sẽ sinh bé nhanh hơn và ít đau hơn.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh cho công dụng này. Các ghi chép y học cổ truyền cũng không đề cập đến nước lá tía tô như một biện pháp giúp chị em “vượt cạn” một cách dễ dàng.
Vì vậy, chị em không nên tin theo những lời truyền miệng mà sử dụng lá tía tô hay ăn dứa cho dễ đẻ. Bởi những thông tin trên chưa được kiểm chứng về mặt khoa học.
Bí quyết giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn
Hiện nay, nhiều thai phụ lựa chọn phương pháp sinh mổ để thoát khỏi cơn đau đớn của chuyển dạ. Tuy vậy, việc chọn phương pháp sinh thường được các bác sĩ khuyến khích hơn sinh mổ vì người mẹ có thể hồi phục nhanh và hạn chế việc dùng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ và bé. Trong đó, việc giãn nở tầng sinh môn là một trong những cách quan trọng để thuận tiện và dễ dàng sinh thường.
Để tầng sinh môn mềm mại giãn nở tốt khi sinh, các thai phụ có thể áp dụng một số mẹo sau:
Thứ nhất, quan hệ tình dục ở quý 3 thai kỳ sẽ giúp cho tầng sinh môn giãn nở tốt hơn, từ đó cuộc chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn.
Thứ hai, massage tầng sinh môn được thực hiện bởi các bác sĩ phụ sản khi thăm khám âm đạo từ tuần thứ 35 của thai kỳ sẽ giúp tầng sinh môn được nong giãn mềm mại thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.
Thứ ba, các bài tập sàn chậu như squat, bài tập Kegel, tư thế cây cầu, tập thể dục với bóng,.. hay chỉ đơn giản là đi bộ, leo cầu thang cũng hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ, giúp cuộc “vượt cạn” được suôn sẻ hơn.
Tóm lại, việc sinh con “dễ” hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố, mẹ bầu không nên áp dụng các “mẹo” chưa được kiểm chứng một cách bừa bãi để tránh những rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Thay vào đó, chị em nên xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nếu có bất cứ thắc mắc gì thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có thể chuẩn bị tốt nhất cho khoảnh khắc đón con chào đời.
Cùng chuyên mục
Chuyện chăn gối là chuyện rất tế nhị. Có rất nhiều suy nghĩ thiếu chính xác vẫn đang được mọi người rỉ...
Hoàn toàn không! Triệt sản nam là phẫu thuật nhỏ, đơn giản hơn nhiều so với triệt sản nữ vì phẫu thuật...
Vì muốn bảo vệ con em mình, nhiều bậc cha mẹ cho rằng, cần ngăn cấm trẻ sử dụng mạng xã hội để tránh việc...
Giáo dục giới tính vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề bức thiết này vẫn bị coi là điều cấm kỵ trong xã...