Có thực sự cần phải uống 2 lít nước mỗi ngày không?

Thứ Ba, 17/04/2018 12:00 AM (GMT+7)

Nước là thứ không thể thiếu đối với cuộc sống của con người, thông thường mỗi ngày chúng ta phải uống đủ 2 lít nước (tương đương khoảng 8 cốc nước). Tuy nhiên, có thực sự cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày không thì vẫn là thắc mắc của nhiều người.

Tác dụng của nước với sức khỏe con người

Theo nghiên cứu, nước chiêm skhoanrg 60 – 70% cơ thể. Nước phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, hệ xương khớp. Con người có thể nhin đói được vài tháng nhưng không thể nhịn uống nước quá 3 ngày. Bởi chỉ cần nhìn uống nước 3 ngày có thể dẫn đến tử vong do thiếu nước.

Mỗi ngày cơ thể mất đi khoảng 1,5 lít nước qua đại tiểu tiện, đổ mồ hôi, hơi thở. Với những người thường xuyên vận động thì sẽ mất nước nhiều hơn một chút. Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, không có nước mắt khi muốn khác. Thậm chí người người bị mắc chứng táo bón vì không đủ nước, ít tiểu tiện, da khô, ngứa ngáy, nổi mụn trứng cá.

Ở những người thiếu nước trầm trọng có thể dẫn tới giảm huyết áp, tim đập nhanh, miệng, da niêm mạc khô, không đổ mồ hôi, mắt sưng, rất khát nước, tiểu tiện ít, mất định hướng. Vậy nên, bổ sung nước vào cơ thể hàng ngày là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe con người.

Nước đóng vai trò quan trọng với sức khỏe như sau:

 - Duy trì nhiệt độ trung bình của cơ thể.

- Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào.

- Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể.

- Giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng.

- Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở.

- Bao che các cơ quan sinh tử trong cơ thể, tránh tổn thương do sự cọ xát, va chạm.

- Bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức vì nước là chất nhờn làm cho khớp cử động trơn tru.

- Làm ẩm không khí để sự hô hấp dễ dàng, tránh dị ứng, ho khan.

- Phòng chống sự đóng cục máu ở các động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến tim và não.

- Cần thiết cho sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon cần thiết cho các chức năng và các phản ứng sinh hóa của cơ thể.

- Là thành phần cấu tạo của các bộ phận quan trọng: não chứa 85% nước, xương 22%, cơ bắp 75%, máu 92%, dịch bao tử 95%, răng 10%...

Vậy có thực sự cần uống 2 lít nước mỗi ngày không?

Theo Karen Dwyer, Phó trường Khoa Y của Đại học Deakin (Geelong, Úc), bạn chỉ cần uống nước khi nào bạn khát. Khả năng chịu khát và mức độ mất nước có thể thể hiện qua màu của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì tức là bạn đang mất nước. Tuy nhiên, uống nước quá nhiều có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là với người có vấn đề về tim.

Còn theo ông Vincent Ho – giảng viên và là nhà nghiên cứu dạ dày lâm sàng ở Đại học Tây Sydney, cho biết không cần thiết uống 8 ly nước (2 kít nước) mỗi ngày. Còn theo lời khuyên của Ban dinh Dưỡng và Thực phẩm trực thuộc Viện Khoa học Quốc gia (Mỹ), được đưa ra vào năm 1945, người lớn nên uống 2,5 lít.

Một số nghiên cứu khác chỉ ra, phụ nữ nên uống khoảng 1,4 lít nước mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu. Bởi ngoài uống nước, cơ thể có thể hấp thụ nước thông qua các loại thực phẩm cụ thể như súp lơ, cà tím… Bởi chúng chứa đến khoảng 92% nước.

Với những người trưởng thành khỏe mạnh, không cần phải uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Nhưng những người sống ở nơi có khí hậu khô nóng thì nên uống nhiều nước hơn.

Theo bác sĩ đa khoa Michael Tam, giảng viên của Đại học Sydney, 8 ly nước mỗi ngày là một mức nước cơ bản và tốt chỉ cho những người không hoạt động gì cả trong ngày hôm đó và không bị mất nhiều nước nếu bị nôn ói hay tiêu chảy.

System