Đánh giá mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tại TP.HCM

Chủ Nhật, 01/12/2019 10:39 PM (GMT+7)

Nhằm mục tiêu rà soát chức năng, nhiệm vụ, phân tích những điểm mạnh và hạn chế của hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tại TPHCM, ngày 26/11/2019, TCDS-KHHGĐ phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ TPHCM tổ chức buổi tọa đàm về thực trạng hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số trên địa bàn TPHCM.

 

Tham dự có các đại diện đến từ Sở Y tế TPHCM, Sở Nội vụ TPHCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi, Hội liên hiệp phụ nữ TP HCM.

Chi cục DS-KHHGĐ TPHCM được thành lập theo Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 25/7/2008 của UBND TP, các bộ phận cấu thành Chi cục gồm Lãnh đạo Chi cục, phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế hoạch – Tài vụ, phòng DS-KHHGĐ và phòng Truyền thông– Giáo dục. Tháng 9/2011, UBND TP ban hành quyết định thành lập Phòng khám sức khỏe sinh sản – KHHGĐ trực thuộc Chi cục Dân số, nâng số phòng trực thuộc lên 5 phòng. Từ ngày 1/7/2018, Chi cục đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy còn 4 phòng là phòng TCHCTV, phòng DS-KHHGĐ, phòng TT-GD và phòng khám SKSS-KHHGĐ. Năm 2019, Chi cục được giao 27 biên chế hành chính và 19 biên chế sự nghiệp.

Tại cấp quận, huyện, Phòng Y tế phân công 4-5 cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, trong đó có 1 Phó trưởng phòng phụ trách. Tại cấp phường – xã, thị trấn, có các cán bộ không chuyên trách thuộc UBND phường – xã, thị trấn được phân công làm công tác DS-KHHGĐ.

Mô hình tổ chức tổ máy làm công tác dân số của thành phố Hồ Chí Minh có những ưu việt nổi bật như tại cấp thành phố, Chi cục có đơn vị cung cấp dịch vụ khám SKSS-KHHGĐ, tại cấp quận/huyện có 4 công chức trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân số và có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ đối với Trung tâm Y tế để thực hiện việc cung cấp dịch vụ dân số. Trung tâm Y tế chỉ đạo trực tiếp xuống Trạm Y tế. Cán bộ dân số cấp phường/xã được đặt tại UBND phường/xã. Mô hình tuyến quận/huyện, phường/xã của thành phố Hồ Chí Minh mang đến rất nhiều thuận lợi cho công tác dân số trong việc chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND quận/huyện, phường/xã, sự chặt chẽ trong phối hợp với các phòng, ban, đoàn thể và khả năng huy động nguồn lực đầu tư.

Tuy nhiên, mô hình làm công tác dân số tại TP HCM cũng còn khó khăn, hạn chế như: Cán bộ DS không chuyên trách trực thuộc UBND phường, xã, thị trấn phải kiêm nhiệm những công việc khác do UBND phân công như trẻ em, chữ thập đỏ, bình đẳng giới, BHYT… nên quá tải công việc trong khi mức lương còn hạn chế, không được nâng lương theo niên hạn và không được hưởng phụ cấp nghề.

Trước những khó khăn còn tồn tại, các cán bộ dân số tham dự tọa đàm đã nêu những kiến nghị, đề xuất để ổn định bộ máy làm công tác dân số tại TP.HCM trong thời gian tới, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết số 21 của BCH TW Đảng khóa XII đã đề ra. Bên cạnh đó,tọa đàm còn lắng nghe suy nghĩ, đề xuất của đại diện các cơ quan liên quan như Sở Y tế, Sở Nội vụ, MTTQ, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi. Đây là những đóng góp quan trọng để nhóm nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ các cấp tại Việt Nam từ năm 2008 - nay của Tổng cục Dân số hoàn thiện báo cáo, cung cấp thông tin, dữ liệu cho việc xây dựng Đề án Nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dân số và phát triển giai đoạn 2021-2030 trình Thủ tướng Chính phủ vào năm 2020.

Phạm Thanh Huyền

Cùng chuyên mục

"Thử thách làm tuyên truyền viên dân số" cùng Cao Kỳ Duyên và H'Hen Niê

Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Truyền thống ngành Dân số (26/12/1961 - 26/12/2021) và tiếp tục đẩy mạnh các...

Đánh giá mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tại TP.HCM

Nhằm mục tiêu rà soát chức năng, nhiệm vụ, phân tích những điểm mạnh và hạn chế của hệ thống tổ chức...

Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành dân số

Tổng cục DS phối hợp với Trường Cán bộ Thanh tra tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành dân...