Giới thiệu/Concept Note HỘI THẢO Khởi động Chương trình Nâng cao Sức khỏe Người Di cư Việt Nam

Thứ Bảy, 04/07/2020 02:58 PM (GMT+7)

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2016 của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho thấy, năm 2016 cả nước có gần 6 triệu lượt người Việt Nam xuất cảnh. Tỷ lệ nam-nữ xuất cảnh tương đương nhau (năm 2015, nữ xuất cảnh chiếm 49,7%).

1. Bối cảnh

Báo cáo Di cư toàn cầu 2019 của Tổ chức Di cư Quốc tế cho thấy, thế giới có 272 triệu người di cư quốc tế trong số 7,7 tỷ người, tức cứ 30 người có 1 người di cư. Thế giới có 130 triệu phụ nữ di cư, chiếm 48% tổng số người di cư quốc tế; 74% người di cư quốc tế ở trong nhóm tuổi 20-64 tuổi. Các dòng di cư chủ đạo là từ Bắc xuống Nam, từ Nam đến Nam và từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển.

Tổng dân số Việt Nam là 96.2 triệu người (2019), xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN và xếp thứ 15 trên thế giới. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 65,4 triệu người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi), chiếm 68,0% tổng dân số. Với số lượng dân số trong độ tuổi lao động lớn, mang đến nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nhưng cũng chắc chắn tác động rất lớn đến các dòng di cư tại Việt Nam. Hồ sơ Di cư Việt Nam 2016 của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho thấy, năm 2016 cả nước có gần 6 triệu lượt người Việt Nam xuất cảnh. Tỷ lệ nam-nữ xuất cảnh tương đương nhau (năm 2015, nữ xuất cảnh chiếm 49,7%). Người Việt Nam di cư ra nước ngoài cao nhất ở nhóm tuổi 20-39. Lý do chủ yếu của người Việt Nam di cư ra nước ngoài là làm việc và học tập.

Kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 cho thấy, trong 5 năm qua, trong số 88,4 triệu người từ 5 tuổi trở lên, có 6,4 triệu người di cư, chiếm 7,3%. Các dòng di cư tại Việt Nam là: Thành thị - Thành thị (36,5%), Nông thôn - Thành thị (27,5%), Nông thôn - Nông thôn (26,4%) và Thành thị - Nông thôn (9,6%). Như vậy, dòng di cư chủ đạo tại Việt Nam là thành thị - thành thị và rất cách biệt so với các dòng di cư còn lại.

Năm 2019, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành nghiên cứu Phân tích Thực trạng Sức khỏe Người Di cư tại Việt Nam nhằm xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe, các khoảng trống và ưu tiên đối với sức khỏe người di cư. Nghiên cứu đã xác định một số rào cản đã tác động đến sức khỏe của người di cư và sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe người di cư: việc thực hiện chính sách chưa đồng bộ tại tuyến cơ sở, hệ thống giám sát sức khỏe người di cư chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế trong quan hệ đối tác và mạng lưới kết nối các bên liên quan, chưa thực sự lưu tâm về giới và thân thiện với người di cư từ phía người cung cấp dịch vụ y tế, nhân viên hành chính và cộng đồng. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tính quan trọng của việc tiếp cận liên ngành như thành lập Nhóm công tác Sức khỏe người di cư nhằm hỗ trợ kỹ thuật việc xây dựng và thực hiện các chính sách, mô hình, dự án sức khỏe phù hợp với người di cư.

Thực tiễn hiện nay của đại dịch Covid-19 đã cho thấy việc di chuyển, tiếp xúc của người di cư quốc tế đã làm gia tăng tình trạng lây lan của dịch bệnh giữa các quốc gia và trên toàn cầu. Bản thân những người di cư-nhóm dân số dễ bị tổn thương-cũng phải đối mặt với những vẫn đề như mất việc làm, giảm lương và đặc biệt là những nguy cơ về sức khỏe.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã yêu cầu quan tâm, đầu tư đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương trong đó có người di cư.

Từ những vấn đề nêu trên, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (GOPFP), Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức “Hội thảo Khởi động Chương trình Nâng cao Sức khỏe Người di cư Việt Nam”. Hội thảo là dịp để các cơ quan liên quan, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước cùng trao đổi về vấn đề di cư và sức khỏe người di cư Việt Nam để từ đó đưa ra những khuyến nghị hàm ý chính sách về sức khỏe người di cư Việt nam.

2. Mục đích

- Đưa ra bức tranh khái quát về di cư (đặc biệt di cư nội địa) và sức khỏe người di cư Việt Nam;

- Đưa ra các khuyến nghị hàm ý chính sách về sức khỏe người di cư Việt Nam.

3. Nội dung

- Tổng quan về thực trạng di cư và sức khỏe người di cư ở Việt nam;

- Kết quả nghiên cứu chính từ nghiên cứu Thực trạng sức khỏe người di cư Việt Nam;

- Sức khỏe và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư trong đại dịch COVID-19;

- Sức khỏe người di cư theo tiếp cận của WHO và kinh nghiệm ứng phó của chính phủ một số nước;

- Khuyến nghị hàm ý chính sách sức khỏe người di cư Việt nam.

4. Thời gian và Địa điểm

 - Thứ Ba, ngày 07 tháng 7 năm2019

 - Tại: Hội trường Tầng 17, Tòa nhà Tổng cục DS-KHHGĐ, Ngõ 8, Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

5. Ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh

6. Diễn giả và người trình bày

- Lãnh đạo Bộ Y tế, Việt Nam;

- Lãnh đạo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình;

- Trưởng Đại điện Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam;

- Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam;

- GS. Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng khoa học, IPFCS;

- TS. Dr. Kolitha Wickramage, IOM;

- TS. Aiko Kaji, IOM;

- TS. Annie Chu, WHO;

- ThS.BS. Trương Lê Vân Ngọc, Cục Quản lý khám chữa bệnh, MOH;

7. Đại biểu

Khoảng trên 50 đại biểu là đại diện đến từ:

- Các cơ quan của Đảng: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Dân vận Trung ương;

- Bộ, ngành: Bộ Ngoại Giao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng Cục DS-KHHGĐ, Tổng Liên đoàn Lao động, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;

- Đại diện từ Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, đại diện người di cư và người sử dụng lao động di cư tại Hà Nội;

- Tổ chức quốc tế: IOM, WHO, UNFPA, ILO, UNICEF, UNAIDS, UN Women, JICA, Đại Sứ quán Nhật Bản và Đại Sứ quán Hàn quốc;

- Học viện, viện nghiên cứu, NGOs: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng (Đại học Y Hà Nội); Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến Phát triển cộng đồng (SCDI), Tổ chức Dịch vụ Dân số Quốc tế (PSI);

- Báo chí và truyền thông.

 

 The Kick-off Workshop on Advancing Migrant Health in Viet Nam

1. Background

The 2019 Global Migration Report of the International Organization for Migration shows that the world has 272 million international migrants out of 7.7 billion. It means 1 migrant out of every 30 persons in the worldwide. There are 130 million female migrants, accounting for 48% of the total number of international migrants; 74 per cent of all international migrants are aged 20-64 years. The main migration flows are from north to south, from south to south and from developing countries to developed countries.

In 2019, Viet Nam’s population reached 96.2 million people, ranking third in the ASEAN and 15th in the world. Viet Nam is taking advantage of “Demographic Bonus” with about 65.4 million people of working age (15-64 years). The large number of the working-age population brings many advantages to Viet Nam's socio-economic development while it also affects migration flows in Viet Nam. Viet Nam Migration Profile 2016, the Consular Department, Ministry of Foreign Affairs shows that in 2016, there were nearly 6 million times of Vietnamese citizens has exited. The exit rate of men and women is similar (in 2015, women exited accounted for 49.7%). Vietnamese migrants are highest at aged 20-39 years. The main reasons for Vietnamese out-migrating are labour and study.

The results of the 2019 Population and Housing Census shows that 6.4 million out of 88.4 million people at aged 5 and over (7.3% of the total population) in the past five years. The migration flows in Viet Nam are urban - urban (36.5%), rural - urban (27.5%), rural - rural (26.4%) and urban - rural (9.6%). Thus, the main migration flow in Viet Nam is urban-urban that is very big gap as compare with its rest.

In 2019, the Ministry of Health (MOH), Viet Nam, the International Organization for Migration (IOM) and World Health Organization (WHO) jointly undertook the Situation Analysis of Migrant Health in Viet Nam which aimed to identify health needs, gaps and priorities for migrant health. The study identified key factors that impact on the health of migrants and their ability to access health care: fragmented policy implementation at local level, insufficient migrant health monitoring systems, limited partnerships and networks between stakeholders, limited migrant and gender sensitivity among health care professionals, administrative officers and broader society. The results of study also highlighted the importance of an inter-ministerial approach such as establishment of the National Migrant Health Working Group for fostering the design and implementation of migrant-friendly health policies.

  Current practice of the Covid-19 pandemic has shown that the movement and contact of international migrants has increased the spread of disease between countries and across the globe. Migrants themselves as vulnerable populations also face with problems such as unemployment, reduced wages and especially health risks.

        The Resolution No. 21-NQ/TW dated October 25th, 2017 of the Central Committee of the Communist Party of Viet Nam-XII term on the population sector in the new situation and the Viet Nam Population Strategy by 2030 required paying high attention, interesting to the vulnerable groups including migrants.

  As above mentioned issues, the General Office for Population and Family Planning (GOPFP), Ministry of Health, Viet Nam, International Organization for Migration (IOM) and World Health Organization (WHO) plan to organize The Kick-off Workshop on Advancing Migrant Health in Viet Nam. The Workshop is an opportunity for relevant agencies of the government, international organizations, researchers, and experts at national and international to discuss about migration and migrant health in Viet Nam. The results of the workshop are policy recommendations for the migrant health in Viet Nam.

 2. Objectives

- To overview of migration (especially internal migration) and the health of Vietnamese migrants;

- To give the policy recommendation on migrant health in Viet Nam.

3. Contents

- Overview of migration and migrant health in Viet Nam;

-  Main findings from the Situation Analysis of Migrant Health in Viet Nam;

-  Health and healthcare access for migrants during the COVID-19 pandemic;

-  Migrant health by WHO’s approaches and example of best practice from some countries

-  Policy recommendation for migrant health in Viet Nam;

- The Agenda as enclosed file

4. Date and Venue

- Tuesday, 7th July 2020

 - Meeting Hall ,17th floor, GOPFP Building, No 8 lane, Ton That Thuyet, Nam Tu Liem, Ha Noi

5. Languages: Vietnamese, English

6. Speakers/Presenters 

- Leader of Ministry of Health, Viet Nam

- Leader of GOPFP, Ministry of Health

- Representative of IOM

- Representative of WHO

- Prof. Nguyen Dinh Cu, President of Science Council, IPFCS

- Dr. Kolitha Wickramage, Global Migration Health Support Unit, IOM

- Dr. Aiko Kaji, Migration Health Project Development and Implementation Officer, IOM Viet Nam

- Dr. Annie Chu, Health Economist, WHO Viet Nam

- Dr. Ngoc Le Van Truong, Department of Medical Service Administration, MOH.

 7. Participants

More than 50 participants are representatives from:

- Communist Party agencies: Central Propaganda Department, Central Economic Committee, Central Commission for People Mobilization;

- Line Ministries and Government Organizations: Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Labour, invalids and Social Affairs, Ministry of Education and Training, Ministry of Health, Viet Nam National Administrative of Tourism, General Statistics Office (Ministry of Planning and Investment), General Office for Population and Family Planning, Viet Nam General Confederation of Labour, Viet Nam Farmer’s Union, Viet Nam Women’s Union, Ho Chi Minh Communist Youth Union;

- International organizations:  IOM, WHO, UNFPA, UNICEF, ILO, UNAIDS, UNWOMEN, UNODC, JICA, Embassy of Japan, KOICA and Embassy of the Republic of Korea;

- Representative from Department of Population and Family Planning, Ha Noi and representatives of employers and employees;

- Research Institutes, Universities and NGOs: Ho Chi Minh National Academy of Politics, National Academy of Public Administration, Institute of Preventive Medicine and Public Health (Hanoi Medical University); Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA), Population Service International (PSI), Supporting Community Development Initiatives (SCDI);

- Newspapers/Mass media.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh chăm sóc, nâng cao sức khỏe người di cư Việt Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác để giải quyết vấn đề sức khỏe của người di cư, ngày 7/7/2020, Tổng...

Ảnh Hội thảo Nâng cao sức khỏe người di cư Việt Nam

Hội thảo Tổ chức ngày 07/7/2020 tại Hà Nội

WORKSHOP DOCUMENT - TÀI LIỆU Hội thảo khởi động Chương trình Nâng cao sức khỏe Người di cư Việt Nam

Ngày 07/7/2020 tại Hà Nội, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (GOPFP), Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư...

Video Giới thiệu Hội thảo Khởi động Chương trình Nâng cao Sức khỏe Người Di cư Việt Nam

Hội thảo Khởi động Chương trình Nâng cao Sức khỏe Người Di cư Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 7/72020 tại thành...