Hà Nội triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới năm 2023

Thứ Hai, 08/05/2023 02:34 PM (GMT+7)

Thalasemia còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh là do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Bệnh nhân mắc bệnh phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, tuổi thọ thấp...

tanmau-0923

Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là bệnh thiếu máu do tan máu di truyền. Bệnh đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng. Là bệnh di truyền nên không thể điều trị khỏi mà người bệnh phải điều trị suốt đời, tuy nhiên, bệnh lại rất dễ phòng ngừa khi chúng ta có hiểu biết đầy đủ về bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức vào ngày 8/5 hàng năm là một cơ hội để giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn thông qua việc chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

Bệnh tan máu bẩm sinh được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập,lao động...

Theo ước tính, cả nước có khoảng 13% dân số mang gen gây bệnh tan máu bẩm sinh, tỷ lệ này ở Hà Nội là khoảng 10%. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Người bị bệnh và mang gen gây bệnh có ở tất cả các tỉnh/thành phố, các dân tộc trên toàn quốc.

Mặc dù người bệnh phải điều trị suốt đời rất tốn kém và gây ra nhiều gánh nặng tinh thần cho cả gia đình người bệnh nhưng bệnh thalassemia lại có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản, chi phí thấp. Để thực hiện thành công chương trình phòng bệnh thalassemia cần sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống xã hội, từ y tế, giáo dục, dân số, các tổ chức chính trị, xã hội… và của cả cộng đồng.

Theo kế hoạch, nhằm hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới năm 2023, Trung tâm Y tế quận Long Biên - cơ quan thường trực của BCĐ công tác CSSKBĐ&DS-KHHGĐ - triển khai tổ chức đồng loạt các hoạt động trên địa bàn Quận:

- Một là: Tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cộng tác viên dân số kiến thức truyền thông, tư vấn về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; tim bẩm sinh, sàng lọc khiếm thính và sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh.

- Hai là: Tổ chức các hội nghị truyền thông tại cộng đồng, truyền thông trực tiếp tại các trường THPT trên địa bàn quận; truyền thông trên hệ thống loa phát thanh phường; qua mạng xã hội như Zalo, Facebook, Youtube, Tiktok, các trang website…

- Ba là: Cung cấp tờ rơi, các sản phẩm truyền thông đến người dân; treo pano, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền tại các tuyến đường chính trên địa bàn quận.

Thông qua các hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia Thế giới, hy vọng rằng cuộc chiến đẩy lùi bệnh thalassemia sẽ tiến thêm những bước dài và trong tương lai không xa chúng ta có thể đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...