Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7

Thứ Sáu, 09/07/2021 09:00 AM (GMT+7)

Ngày Dân số thế giới (11/7) là sự kiện thường niên nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề dân số toàn cầu

Sự ra đời và ý nghĩa ngày Dân số thế giới

06h35 ngày 11/07/1987, tại thành phố Zagreb, một cậu bé người Nam Tư ra đời đã đặt dấu mốc nhân loại đạt 5 tỷ người. Đứng trước tình hình dân số tăng nhanh, nhiều quốc gia bày tỏ quan ngại với hiểm họa từ sự bùng nổ dân số. Dân số quá đông dẫn đến các hệ lụy như thất nghiệp, gia tăng tỉ lệ phạm tội, tạo ra gánh nặng an sinh xã hội, mất cân bằng giới… Ngoài ra điều này còn gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì vậy, tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (11/1989), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã quyết định lấy ngày sinh của em bé người Nam Tư - 11/7 là ngày Dân số Thế giới. Ngày 11/7 hàng năm được xem là dịp để con người nhìn nhận, đánh giá trách nhiệm và đưa ra giải pháp cho những thách thức đến từ việc gia tăng dân số. Vào ngày Dân số thế giới, UNFPA sẽ lựa chọn một chủ đề mang tính toàn cầu để kêu gọi sự quan tâm của toàn nhân loại. Bên cạnh đó, các hoạt động như diễu hành kỷ niệm, các cuộc thi vẽ tranh, cổ động, tuyên truyền… đồng thời được diễn ra.

Nội dung truyền thông Ngày Dân số thế giới 11/07/2021 (do Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam ban hành)

* Quyền và lựa chọn là câu trả lời: Dù là bùng nổ hay suy giảm dân số, giải pháp với tỷ suất sinh luôn nằm ở việc ưu tiên cho sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản của tất cả mọi người.

Trong năm COVID thứ hai, một số nước trên thế giới đang phục hồi từ suy thoái do đại dịch gây ra, trong khi những quốc gia khác vẫn đang phải vật lộn trong cuộc chiến chống Corona vi rút bởi việc tiếp cận vắc xin đối với họ vẫn là một hiện thực xa vời và chết chóc.

Đại dịch đã làm tê liệt hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Một mặt, những người có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục trì hoãn việc sinh con trong thời điểm bất ổn về tài chính và khủng hoảng. Mặt khác, gián đoạn trong việc cung cấp các phương tiện tránh thai cộng với lệnh phong tỏa cách li dự kiến sẽ làm gia tăng mạnh mẽ số ca mang thai ngoài ý muốn của nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất. Theo một nghiên cứu của UNFPA thực hiện vào hồi tháng 3, ước tính 12 triệu phụ nữ đã gặp gián đoạn trong tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

Đại dịch cũng đã làm lộ rõ và trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng giới. Cụ thể, bạo lực giới tăng cao trong giai đoạn phong tỏa; nguy cơ diễn ra nạn tảo hôn và cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ cũng tăng theo do các chương trình xóa bỏ những thực hành có hại bị gián đoạn. Một số lượng lớn phụ nữ đã phải rời bỏ lực lượng lao động vì những công việc trả lương thấp mà họ thường làm đã bị cắt giảm, kèm theo sự gia tăng trách nhiệm chăm sóc con cái khi trẻ em phải học tập từ xa cùng như chăm sóc người cao tuổi mất khả năng đi lại. Hiện thực này gây bất ổn tình hình tài chính của phụ nữ, không chỉ trong hiện tại mà còn trong dài hạn.

ngay-dan-so-the-gioi-la-ngay-nao-y-nghia-lam-gi-vao-ngay (5)-800x600

Trước bối cảnh trên, nhiều quốc gia đã thể hiện mối quan ngại ngày càng tăng về việc thay đổi tỷ suất sinh. Trước đây, những cảnh báo liên quan đến tỷ suất sinh đã dẫn đến những vi phạm quyền con người. Tại các khu vực có dân số tăng, những biện pháp chính sách tiêu cực có thể là các chương trình kế hoạch hóa gia đình cưỡng bức và triệt sản. Trong khi ở những khu vực khác, việc tiếp cận biện pháp tránh thai lại bị hạn chế.

UNFPA khuyến cáo chống lại những biện pháp chính sách cực đoan, có thể gây hại nghiêm trọng nếu chúng vi phạm quyền, sức khỏe và quyền lựa chọn của con người. Thay vì thế, UNFPA kêu gọi ưu tiên sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản cho mọi người thông qua việc tiếp cận thông tin và dịch vụ trước sự hay đổi về mức sinh và nhân khẩu học. Trong đại dịch, những gián đoạn trong cung cấp dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản lại càng trở nên trầm trọng hơn khi các dịch vụ này bị coi là không thiết yếu. Có những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng đại dịch có thể bị lợi dụng như mộ t cái cớ để hạn chế hoặc từ chối tạo điều kiện cho việc ra quyết định, quyền tự chủ, tự do đi lại, hoặc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái. Dựa trên kinh nghiệm, UNFPA nhận thấy những biện pháp ứng phó chỉ tập trung vào mức sinh thường không hiệu quả. Ví dụ, hỗ trợ tài chính để khuyến sinh không hiệu quả ở các quốc gia có mức sinh thấp. Thay vào đó, những thay đổi về nhân khẩu học có thể mang lại cơ hội ứng phó toàn diện hơn, chẳng hạn thông qua hệ thống hỗ trợ gia đình và chăm sóc trẻ em kèm theo nhưng nỗ lực đảm bảo mức độ bình đẳng giới cao hơn.

Cuối cùng, phụ nữ phải được trao quyền về giáo dục, kinh tế và chính trị để tự đưa ra những lựa chọn liên quan đến cơ thể mình và mong muốn sinh con của bản thân.

* Chủ đề và góc nhìn

Vấn đề cung cấp liên tục các dịch vụ thiết yếu: Điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy kế hoạch hóa gia đình là một trong những dịch vụ y tế bị gián đoạn với quy mô lớn nhất trên toàn thế giới.

Tác động của đại dịch đến bà mẹ và thai nhi: Một đánh giá y tế phát hiện sự gia tăng về tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ thai chết lưu từ khi đại dịch nổ ra, theo đó tỷ lệ này chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia giàu và nghèo.

ngay-dan-so-the-gioi-la-ngay-nao-y-nghia-lam-gi-vao-ngay (3)-800x600

Tác động của COVID-19 đến phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật: Một đánh giá tác động về mức độ ảnh hường của đại dịch đối với việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, các quyền tự quyết định về thân thể mình của nhóm phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.

Bảo vệ quyền và phẩm giá của người cao tuổi: Đại dịch đã gây ảnh hưởng nặng nề đến những người cao tuổi. Tài liệu này đưa ra một chương trình chung giữa UNFPA, các cơ quan Liên Hợp Quốc khác và các tổ chức xã hội dân sự nhằm cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội.

Mức sinh và tình trạng già hóa dân số ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: Hiện vẫn còn quá sớm để xác định tác động của COVID-19 lên mức sinh ở khu vực này, tuy nhiên, báo cáo vẫn sẽ đề cập chi tiết đến các tác động có thể xảy ra đối với xu hướng, đặc điểm mức sinh và lựa chọn sinh sản. Tài liệu này phân tích tình trạng già hóa dân số trong bối cảnh tỳ suất sinh thấp.

Ứng phó với các thay đổi về nhân khẩu học tại Châu Âu và Trung Á: Tổng quan về Chương trình Phục hồi nhân khẩu học nhằm giải quyết biến động dân số trong khu vực này.

* Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7/2021

1. Nam giới có trách nhiệm chia sẻ với nữ giới trong công việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và nuôi dạy con cái

2. Hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn

3. Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản vì chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình

4. Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì sức khỏe, hạnh phúc và tương lai của bạn

5. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng sẽ cho bạn cuộc sống khỏe mạnh

6. Tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân vì tương lai hạnh phúc mỗi gia đình

7. Không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi

8. Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

9. Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức

10. Hãy để việc sinh con trai hay gái theo quy luật tự nhiên

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

WHO lo ngại tình trạng số người cao tuổi ở châu Âu nhiều hơn số người dưới 15 tuổi

Ngày 11/10 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết vào năm 2024, số người trên 65 tuổi tại châu Âu sẽ...

Bài toán nan giải về mức sinh và già hóa dân số tại Hàn Quốc

Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc vào năm 2023 là hơn 6,7 ca/1000 người, giảm 1,93% so với năm 2022. Năm 2020, tỷ lệ sinh trung...

Dân số Ấn Độ dự kiến vượt Trung Quốc vào tháng 4 năm nay

Dữ liệu về dân số toàn cầu của Liên Hợp Quốc công bố cho thấy, dân số của Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc...

Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7

Ngày Dân số thế giới (11/7) là sự kiện thường niên nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề dân số toàn cầu