Khắc phục chứng hay quên ở mẹ bầu

Thứ Năm, 18/05/2023 09:28 AM (GMT+7)

Khi mang thai phụ nữ hay gặp các vấn đề về trí nhớ và hay quên là một tình trạng khá phổ biến gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên tình trạng này chỉ là tạm thời – mẹ sẽ hoàn toàn khỏi lại sau khi sinh.

Nguyên nhân gây ra sự đãng trí ở bà bầu?

Việc thiếu ngủ do một số điều kiện làm mất ngủ khi mang thai (đặc biệt phổ biến tháng đầu và bầu tháng cuối hay quên) cũng là nguyên nhân, vì thực tế là bà bầu liên tục bị cạn kiệt năng lượng mà não cần tập trung. Hơn nữa, tất cả những thay đổi lớn và thú vị đang diễn ra trong cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bản thân.

Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của bà bầu thực sự hoạt động khác đi khi mang thai, tăng hoạt động ở bán cầu não liên quan đến kỹ năng cảm xúc. Về lý thuyết là phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được sự giao thoa với cảm xúc trên khuôn mặt của bé khi sinh, do đó bà bầu dễ dàng gắn kết hơn.

Hơn nữa, khối lượng tế bào não thực sự giảm trong ba tháng cuối của thai kỳ (điều này có thể giải thích tại sao bà bầu không thể nhớ những gì vừa đọc). Tuy nhiên, đừng lo lắng - bộ não của mẹ sẽ hoạt động trở lại sau vài tháng sau sinh.

chung-hay-quen-khi-mang-thai

Để cải thiện tình trạng hay quên mẹ bầu nên làm gì?

- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng giúp trí nhớ sẽ được cải thiện hơn.

- Lập danh sách những việc cần làm: Danh sách, ghi chú lại những việc cần làm trong ngày, danh sách các việc hay cuộc hẹn quan trọng, những món đồ cần mua khi đi siêu thị…

- Cố gắng duy trì những hoạt động thường nhật theo trật tự nhất định.

- Tập trung việc đang làm: cố gắng hoàn thành xong từng việc một.

- Dán những mẩu giấy nhỏ về các cuộc hẹn, ghi lại kế hoạch làm việc trên lịch, hoặc ghi chú trong điện thoại.

- Thư giãn: Não bộ cần được nghỉ ngơi, thư giãn thì mới có thể hoạt động tốt.

- Tập thể dục, thư giãn, nghe nhạc nhẹ nhàng, tập yoga,…là những biện pháp mà phụ nữ có thể cân nhắc.

- Ăn nhiều thực phẩm có choline : Khoáng chất này rất cần thiết cho sự phát triển trí não được gọi là acetylcholine. Các nhà nghiên cứu tin rằng ăn nhiều thực phẩm giàu choline khi mang thai có thể giúp tăng cường trí não cho cả mẹ và bé.

- Nạp thêm Omega-3, những thực phẩm giàu DHA (gồm các loại cá an toàn cho bà bầu như cá hồi) là một chất dinh dưỡng khác giúp hỗ trợ chức năng và sự phát triển khỏe mạnh của não cho cả mẹ và bé.

ba-bau-an-ca-hoi-duoc-khong-thumb-1200x628

Thực phẩm mẹ bầu nên ăn để cải thiện chứng hay quên

Trong suốt thai kỳ, vấn đề ăn uống của mẹ bầu hết sức quan trọng. Mẹ không chỉ phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mình mà còn cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên canh việc cung cấp đủ chất, mẹ cũng nên cho vào thực đơn hằng ngày những thực phẩm vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tác dụng hỗ trợ não bộ và cải thiện chứng hay quên ở bà bầu.

Danh sách những thực phẩm đó gồm:

- Trứng gà: Trứng gà là thực phẩm được khuyến khích dùng cho mẹ bầu. Trong trứng gà chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein giúp mang đến một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, trúng cũng bổ sung DHA hỗ trợ não bộ và cải thiện chứng hay quên ở mẹ bầu.

- Các loại hạt: Một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca… rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt cực tốt cho não bộ của mẹ cũng như cải thiện não bộ cho thai nhi. Mẹ có thể sử dụng những hạt này như một món ăn vặt hằng ngày vì nó thật sự tốt.

- Các loại cá: Cá ít chất béo, giàu vitamin D, protein, đặc biệt là giàu omega-3 một chất rất tốt đối với não bộ. 2 loại cá tốt nhất cho mẹ bầu là cá hồi và cá trích, mẹ có thể ăn 2-3 lần/tuần. Cá giàu dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu nhưng có một vài loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây dị tật bẩm sinh mẹ bầu cần tránh xa đó là cá kiếm, cá thu, cá ngói…

- Bổ sung DHA bằng tảo: Ngoài cá, tảo biển là nguồn thực phẩm giàu omega-3 hỗ trợ tích cực cho não bộ của mẹ bầu và thai nhi. Bổ sung tảo biển thường xuyên trong thực đơn sẽ giúp khắc phục chứng hay quên của mẹ bầu. mẹ có thể lựa chọn tinh dầu tảo, viên nén tảo… để cung cấp cho cơ thể.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....