Mất ngủ ở người già: Có thể đe dọa đến tính mạng

Thứ Sáu, 21/06/2019 07:02 AM (GMT+7)

Mất ngủ thường làm khó duy trì giấc ngủ, đặc biệt thức dậy quá sớm và khó có được giấc ngủ trở lại. Mất ngủ và khó duy trì giấc ngủ phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.

mat-ngu-o-nguoi-cao-tuoi

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe người già

Theo các nghiên cứu khoa học, não bộ của con người sau một ngày làm việc căng thẳng thì chúng cần được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi mới có thể tiếp tục nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới. Khi bị mất ngủ trong một thời gian dài thì con người có thể mắc các vấn đề rắc rối liên quan đến hệ thần kinh, đầu óc dễ bị căng thẳng, khó tập trung công việc. Do đó, các cơ quan trong cơ thể của người già khi đã hoạt động lâu năm thì não bộ càng khó phục hồi, từ đó rất dễ mắc bệnh mất ngủ, ngủ không ngon và giấc ngủ không được sâu.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể đối diện với nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và đột quỵ cao hơn những người bình thường đến 50%. Chính vì vậy. giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe người cao tuổi, nếu duy trì một chế độ ăn uống, tập luyện và có giấc ngủ ngon hàng ngày thì người già sẽ nâng cao được tuổi thọ và không bị lão hóa. Đây là những bí quyết sống khỏe, sống thọ của người Nhật được nhiều người áp dụng.

Mất ngủ có ảnh hưởng tới sức khỏe người già như thế nào?

Mất ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của tất cả con người. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc căn bệnh này là những người đã bắt đầu có sự lão hóa, các cơ quan hoạt động không ổn định, là những người già có tiền sử mắc các bệnh về thần kinh,…Vậy bệnh mất ngủ ở người cao tuổi có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và sức khỏe, bạn có thể lắng nghe các chuyên gia tư vấn giới thiệu dưới đây

Bệnh mất ngủ làm đảo lộn cuộc sống, khiến cho người cao tuổi luôn cảm thấy bồn chồn và lo lắng, đồng thời, khi người già mắc bệnh mất ngủ rất hay nghĩ ngợi linh tinh về những vấn đề tiêu cực dẫn tới tình trạng khó ngủ. Lâu dần trở thành thói quen xấu làm mất ngủ và rất dễ khiến người cao tuổi bị mắc bệnh trầm cảm. Với những phụ nữ, khi bị bệnh mất ngủ sẽ gây ra tình trạng lão hóa nhanh, da dẻ nhăn nheo, thâm sạm, xuất hiện nhiều nốt đồi mồi và xấu đi rất nhanh.

Không những vậy mà vấn đề sinh lí vợ chồng cũng bị ảnh hưởng rất lớn, dễ dấn đến hiện tượng lãnh cảm. Với những người cao tuổi là nam giới thì bệnh mất ngủ còn ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý. Ngoài ra, tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, dẫn tới tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc.

Ngoài ra, tác hại của bệnh mất ngủ còn có thể ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của con người.

Nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi được chia làm những nhóm chính như sau:

· Gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc. Gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương…). Cơn đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh người cao tuổi thường gặp cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).

· Bệnh lý tâm thần kinh: Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm.

· Bệnh trầm cảm là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người còn có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ.

Ngoài ra, các rối loạn tâm thần khác cũng có khả năng gây mất ngủ, cụ thể như lo âu quá mức (sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm khi nghỉ hưu; ám ảnh về tai nạn của người thân hoặc lo lắng về tài chính…), sa sút trí tuệ. Dược phẩm: các loại thuốc corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa…có tác dụng phụ gây mất ngủ.

Bên cạnh đó, một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) nhưng lại có thể khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.

7 mẹo để có giấc ngủ tốt

Tránh xa các chất kích thích: Tránh các đồ uống chứa caffein (cà phê, nhiều loại trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt) sau 1 hoặc 2 giờ chiều  hoặc hoàn toàn không dùng nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với caffein. Caffein làm chặn tác dụng của adenosin, một hóa chất của não để thúc đẩy giấc ngủ. Hạn chế uống rượu, không dùng hơn 1 ly/ngày, tốt nhất không uống ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Rượu gây trở ngại cho giấc ngủ sâu và có thể cản trở việc thở. Ngưng hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Nicotin làm cho khó rơi vào giấc ngủ và khó ngủ yên giấc.

Ngủ trưa ngắn: Nếu không thể tỉnh táo vào buổi chiều, nên có một giấc ngủ trưa ngắn từ 15-20 phút - thường là đủ dài để cải thiện sự tỉnh táo nhưng không quá dài khiến chúng ta cảm thấy chệnh choạng sau đó.

Tập thể dục: Bắt đầu bài tập thường xuyên như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn, có được giấc ngủ sâu hơn và ít thức giấc thường xuyên hơn trong đêm. Nhưng tránh tập thể dục trong vòng một vài giờ trước khi đi ngủ.

Thiết lập một lịch ngủ: Một lịch ngủ thường xuyên sẽ giúp đồng bộ hóa chu kỳ giấc ngủ/thức. Nên xác định ngủ trong thời gian bao lâu là tốt, đi ngủ mỗi đêm và thức dậy mỗi buổi sáng cùng một mốc giờ.

Làm cho phòng ngủ thành một nơi riêng tư: Trước khi đi ngủ, nên ngồi thiền và đọc sách. Giữ phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, giường nệm nằm thoải mái.

Ăn uống hợp lý: Nên kết thúc bữa ăn tối vài giờ trước khi đi ngủ. Nếu cần bữa ăn nhẹ vào buổi tối, có thể ăn một ít đồ ăn dễ tiêu như táo, sữa chua, ngũ cốc và sữa, hoặc bánh mì nướng và mứt.

Không xem đồng hồ: Nhìn những phút không ngủ trôi qua làm chúng ta khó khăn hơn để trở lại giấc ngủ. Hãy xoay mặt đồng hồ để không thể nhìn thấy nó.

Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận các vấn đề nhạy cảm.

Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ: Để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, không uống bất cứ loại nước gì trong 2 hoặc 3 giờ trước khi đi ngủ.

Nếu bị rối loạn giấc ngủ liên tục không điều chỉnh được, đặc biệt thường buồn ngủ vào ban ngày, cần gặp các chuyên gia để được tư vấn. Sau khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm thần rõ ràng, bác sĩ sẽ hỏi về lối sống, thói quen của người bệnh và sẽ đưa ra lời khuyên, phương pháp tốt nhất để giải quyết mất ngủ.

Mất ngủ là một vấn đề quan trọng ở người lớn tuổi. Giúp người cao tuổi có hiểu biết những thay đổi bình thường trong giấc ngủ và cung cấp các biện pháp can thiệp để cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe tốt và chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, cần cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...