Mức sinh cao, Ninh Bình không thể "buông" mục tiêu đạt mức sinh thay thế

Thứ Ba, 09/07/2019 10:24 AM (GMT+7)

Từ năm 2012 đến nay, tổng tỷ suất sinh của Ninh Bình luôn cao hơn mức sinh thay thế. Thậm chí, năm 2016, chỉ tiêu này còn lên tới gần 3 con, hết năm 2017 là 2,39 con.

Chiều 8/7, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình về công tác y tế, dân số, Chương trình Sức khoẻ Việt Nam.

Báo cáo tại đây, ông Tống Quang Thìn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, tỉnh này đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao chất lượng dân số, chú trọng đến tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm sinh con thứ 3, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; tiếp tục triển khai một số mô hình.

Ông Thìn cho biết, năm 2018, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 54%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, Ninh Bình đã sàng lọc sơ sinh cho gần 4.000 trẻ sơ sinh, đạt hơn 87% (kế hoạch giao 50%).

Đối với các dự án, hoạt động khác thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số được triển khai theo kế hoạch, kết quả thực hiện đều đạt và vượt các chỉ tiêu đề ta trong 6 tháng đầu năm 2019.

Phát biểu tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số chỉ ra một vấn đề quan trọng khác của Ninh Bình là tổng tỷ suất sinh của địa phương này luôn ở mức cao.

dan-so-ninh-binh

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan phát biểu tại cuộc họp

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Ninh Bình đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) từ năm 2009. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, tổng tỷ suất sinh của Ninh Bình luôn cao hơn mức sinh thay thế. Thậm chí, năm 2016, chỉ tiêu này còn lên tới gần 3 con, hết năm 2017 là 2,39 con.

Về vấn đề này, bà Ngọc Lan cho rằng, một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị quyết 21 đặt ra là "Duy trì mức sinh thay thế"; Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số có việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con; Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao.

Bên cạnh đó, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, quan điểm của Nghị quyết 21 "Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển", nhưng không phải là "từ bỏ KHHGĐ" mà cần thực hiện KHHGĐ theo phương thức mới.

"Với Ninh Bình, không thể "buông" nhiệm vụ giảm sinh, tiếp tục thực hiện KHHGĐ để đưa về mức sinh thay thế, đặc biệt là những vùng khó khăn. Song song với đó, tỉnh cũng cần thực hiện nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh..." - bà Ngọc Lan cho hay.

Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Ninh Bình cho hay, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Hà Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết số 21 đến cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể cấp xã; thôn, xóm, tổ dân phố của 100% số xã trong tỉnh.

6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của Ninh Bình là 15%, tăng hơn cùng kỳ năm 2018. Theo Chi cục Dân số Ninh Bình, trong những năm gần đây, chỉ tiêu này có chiều hướng gia tăng, trong đó, năm 2018 tăng 4,06% so với chỉ tiêu giao và tăng 3,76% so với cùng kỳ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...