Nghén mặn và những điều mẹ bầu cần biết

Thứ Sáu, 03/03/2023 09:20 AM (GMT+7)

Nghén mặn, cũng như các loại nghén khác thường xảy ra ở giai đoạn đầu thai kỳ nhưng cũng có thể kéo dài cho đến lúc sinh. Khi nghén mặn xảy ra, thai phụ không thể ăn các món nhạt được và nếu không được ăn các món mặn, mẹ bầu có xu hướng chán ăn, dẫn tới thiếu chất cho cả mẹ và bé.

Thai phụ thường xuyên tiêu thụ muối gây ra những hệ lụy như thế nào?

Ăn mặn kéo dài gây ra các bệnh như huyết áp, thận và dạ dày. Huyết áp cao khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa sức khỏe sản phụ, một trong những hậu quả nặng nề nhất là tiền sản giật. Thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi ở giai đoạn đầu thai kỳ đang trong quá trình hình thành và phát triển. Nếu mẹ ăn quá nhiều muối trong thời điểm này sẽ khiến thận của bé bị tổn thương. 

ba-bau-nghen-man

Bên cạnh đó, trong thời kỳ thai nghén, lượng tuần hoàn trong cơ thể mẹ bầu tăng lên, quá trình thích nghi cũng xảy ra nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu ăn quá nhiều thức ăn mặn sẽ làm tăng trữ lượng natri trong cơ thể khiến cho tim của mẹ nặng gánh hơn. Các triệu chứng điển hình xảy ra là tình trạng hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.. Nghiêm trọng hơn, ăn mặn dẫn đến nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén. Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân hoặc thậm chí gây sảy thai.

Nguyên nhân gây nghén mặn ở mẹ bầu

Nghén mặn được xác định xảy ra do 2 nguyên nhân chính:

– Cơ thể mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng và chất khoáng gây nên cảm giác thèm thực phẩm mặn.

– Trong thai kỳ, sự thay đổi hormone dẫn đến cảm giác thèm ăn bất thường, bao gồm cả nghén những đồ ăn nhiều muối mặn.

Ngoài ra có thể do nguyên nhân khác, thèm đồ ăn mặn khi mang thai có thể là cảm giác bình thường, khi hết nghén thì khẩu vị của bạn sẽ trở lại như lúc cũ.

Mẹ bầu cũng nên cảnh giác, nếu thèm thực phẩm nhiều muối bắt đầu từ lúc trước thụ thai hoặc kéo dài tới sau khi đã sinh thì có thể cảnh báo một số bệnh, trong đó có bệnh Addison (trục trặc của các tuyến thượng thận) hoặc hội chứng Bartter (một bệnh thận phổ biến).

me-bau-nen-bo-sung-thuc-pham-lanh-manh-trong-gia-doan-thai-ky-1

Làm thế nào để mẹ bầu nghén mặn vẫn khỏe mạnh?

Mẹ nên tập dần với chế độ ăn nhạt. Đầu tiên mẹ hạn chế dùng nước chấm hoặc pha loãng nước chấm. Đồng thời mẹ giảm từ từ lượng muối (hạt nêm, nước mắm) trong lúc nêm món ăn để cơ thể quen dần. Ăn món luộc thay cho món kho, xào. Tăng cường rau xanh, trái cây. Không ăn các món muối chua như dưa muối, củ cải muối...

Các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v… thường là món khoái khẩu của các mẹ bầu thèm ăn mặn. Tuy nhiên các món ăn này chứa lượng muối khá lớn nên mẹ bầu cần hạn chế ăn.

Việc phải ăn đồ nhạt với mẹ bầu đang nghén mặn cực kỳ khó khăn vì chúng có thể khiến mẹ bầu buồn nôn. Tuy nhiên, để duy trì chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng khi mang thai, mẹ bầu nên ăn ít nhưng chia nhỏ làm nhiều bữa. Có thể chọn đồ ăn có vị chua dịu như sữa chua, cam quýt... để thấy dễ chịu hơn.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....