Nhóm thực phẩm giúp mẹ bầu bổ sung sắt an toàn

Thứ Sáu, 10/02/2023 03:23 PM (GMT+7)

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng để phục vụ cho những thay đổi về mặt sinh lý, giải phẫu, sinh hóa của các cơ quan trong cơ thể. Trong số các chất dinh dưỡng này có một nguyên tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Sắt đóng vai trò gì trong thời kỳ mang thai?

Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần 1000 mg sắt để làm tăng khối lượng máu mẹ, cung cấp máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh. Sắt là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, làm cho hồng cầu có màu đỏ, giúp vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt cũng là thành phần của hemoglobin, có trong các mô cơ, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của mô cơ, bằng cách kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ. Đặc biệt đối với những người phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Trong quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể thì sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cũng như mệt mỏi, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, thiếu sắt còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Việc vận chuyển oxy cho cơ thể mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu thiếu sắt.

thuoc-sat-cho-ba-bau-1

Đối với những người phụ nữ mang thai, sắt giúp tạo nên một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn

Nhận biết mẹ bầu bị thiếu sắt như thế nào?

Khi việc bổ sung sắt cho bà bầu là không được đảm bảo, mẹ bầu dễ dàng gặp phải các tình trạng sức khỏe như sau:

- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao.

- Rụng tóc, móng tay yếu.

- Dễ ốm hay mắc bệnh do thiếu sắt khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.

- Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn.

- Thở gắng sức, thở dốc khi thực hiện các vận động, ngay cả vận động nhẹ nhàng.

- Chịu lạnh kém.

- Mệt mỏi kéo dài, kém tập trung hoặc rất khó để tập trung.

- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Mới-mang-thai-có-bị-mất-ngủ-không-1024x682

Ngoài việc mệt mỏi, thiếu sắt sẽ khiến bà bầu có cảm giác chán ăn, khó ngủ

Mẹ bầu bị thiếu sắt gây nguy hiểm như thế nào?

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và thai nhi. Khi bị thiếu máu, mẹ bầu không chỉ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt mà còn có thể dẫn đến nguy cơ bị sản giật, tiền sản giật, vỡ ối sớm. Khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, quá trình chuyển dạ có thể kéo dài hơn, khiến mẹ mệt mỏi và có thể gây hại cho thai nhi, mẹ cũng dễ bị băng huyết sau sinh và dễ nhiễm trùng hậu sản. Sau khi bé chào đời, sản phụ cũng dễ bị thiếu sữa.

Đối với bào thai, việc mẹ bầu bị thiếu sắt, thiếu máu sẽ khiến bé không được cung cấp đủ hồng cầu để phát triển trong suốt quá trình nằm trong bụng mẹ, bé dễ bị suy dinh dưỡng. Khi sinh ra, bé thường nhẹ cân, bị vàng da sau sinh, thậm chí dễ bị sinh non. 

Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, mẹ bị thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ bé mắc các bệnh lý về tim mạch ở giai đoạn sau này.

Bà bầu thiếu sắt nên ăn gì?

Để đảm bảo cơ thể có đủ sắt để tạo hồng cầu nuôi dưỡng mẹ và thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt trong mỗi bữa ăn hằng ngày vì nhu cầu sắt của mẹ lúc này tăng cao hơn bình thường như:

- Lòng đỏ trứng gà: Sử dụng lòng đỏ trứng gà không chỉ cung cấp nguồn sắt dồi dào cho mẹ và thai nhi mà còn mang đến nhiều nguồn dinh dưỡng khác như protein, nhóm vitamin B, canxi,… Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể sử dụng từ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/tuần là phù hợp.

- Bí đỏ: Trong bí đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt, canxi, amino acid, các loại vitamin… Nếu mẹ bầu đang bị thiếu máu thì bổ sung bí đỏ sẽ giúp mẹ loại bỏ tình trạng này. Tuy nhiên, khi chọn bí, mẹ nên chọn những quả bí đỏ chín vì chúng chứa nhiều canxi, sắt, kẽm, giúp bổ sung máu tốt hơn cho cơ thể.

- Súp lơ: Nhắc đến nhóm các thực phẩm giàu sắt không thể không nhắc đến súp lơ xanh. Trung bình có cứu 156gr súp lơ xanh được nấu chín sẽ có chứa khoảng 1mg sắt cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Đặc biệt là với nguồn chất xơ dồi dào giúp mẹ cải thiện được các vấn đề về tiêu hóa.

cong-dung-cua-sup-lo-1530083398589259328742-2333

Súp lơ xanh giàu sắt, canxi, protein, vitamin A, C … rất tốt cho bà bầu

- Thịt bò: Đây là thực phẩm khá giàu sắt và cũng rất phổ biến trong bữa ăn của gia đình. Trong mỗi phần thịt bò có khoảng 2,5 – 3mg sắt. Trong đó, phần thịt nạc bò giàu sắt hơn phần có lẫn gân. Đặc biệt sắt từ động vật dễ hấp thụ hơn sắt từ thực vật nên mẹ có thể bổ sung thịt bò vào chế độ ăn hằng ngày để đảm bảo cơ thể luôn đủ sắt.

- Các loại hạt: Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, macca… được xem là thực phẩm vàng mẹ bầu nên bổ sung trong suốt thai kỳ. Chúng chứa nhiều sắt, omega-3, tốt cho sự phát triển cơ thể và trí tuệ của thai nhi. Mẹ có thể sử dụng những hạt này như đồ ăn vặt để nhâm nhi cả ngày.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...