Những bệnh di truyền từ bố mẹ sang con cái

Thứ Tư, 17/01/2018 12:00 AM (GMT+7)

Ngày nay việc trẻ em bị các bệnh di truyền từ bố mẹ thường diễn ra rất phổ biến, chính vì vậy để hạn chế được những di truyền của bố mẹ thì thường khuyến cáo bố mẹ nên kiểm tra sức khỏe tiền hồn nhân trước khi có quyết định kết hôn hoặc thực hiện các biện pháp sàng lọc sơ sinh để có những biện pháp phòng tránh và chữa trị. Dưới đây là một số bệnh mà bố mẹ có thể di truyền qua con cái

Bệnh tim: Trẻ sinh ra trong một gia đình có bố hoặc mẹ một trong hai người mắc bệnh tim thì nguy cơ con cái bị bệnh là khó tránh khỏi.  Theo Viện Tim, Phổi và Máu quốc gia Hoa Kỳ, thời gian làm việc kéo dài, căng thẳng, hút thuốc lá, chế độ ăn uống nghèo nàn, không tập thể dục,… đều góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, di truyền vẫn được nhắc đến với tư cách là yếu tố đầu tiên.

Ung thư vú: Thống kê cho thấy nhiều thiếu nữ rất trẻ đã mắc ung thư vú, hơn nữa khối u xuất hiện cả hai bên vú. Ung thư vú là một bệnh có thể được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ do đột biến gen nào đó xảy ra trong AND được chuyển sang cho con cái.

Cholesterol cao: Cholesterol cao có thể là kết quả của một lối sống không lành mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể là do di truyền và nó được gọi là tăng cholesterol máu do di truyền.

Chứng hói đầu: Chứng hói đầu là bệnh về tóc, thường gặp phải ở nhiều nam giới trung niên, cũng có thể là một kết quả của gien di truyền nhất định, thậm chí từ mẹ! Tuy nhiên, các yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng khi nói đến chứng hói.

Trầm cảm: Nhiều nghiên cứu tìm thấy rằng trầm cảm cũng có thể được gây ra bởi di truyền, loại gien chịu trách nhiệm sản xuất hoóc môn serotonin và dopamine có thể vắng mặt ở con.

Bệnh Thalassemia (bệnh Huyết tán bẩm sinh): Đây là một trong những bệnh di truyền về máu thường gặp ở trẻ em mà nguyên nhân là do bố hoặc mẹ, hoặc cả bố mẹ mang có gen gây bệnh này. Biểu hiện của bệnh là người bệnh bị thiếu máu nặng cần phải điều trị truyền máu, nếu thừa sắt thì điều trị để thải sắt. Do thừa sắt và cơ thể thiếu máu nên nếu không điều trị kịp thời sẽ xuất hiện các biến chứng như: biến dạng xương mặt, sạm da, gan lách to, suy tim

Bệnh mù màu: Biểu hiện là trẻ nhưng không phân biệt được màu sắc. Tuỳ từng trường hợp, có người chỉ không phân biệt được màu đỏ, xanh tuy nhiên cũng có người lại không thể phân biệt được màu sắc, chỉ có thể cảm nhận tất cả màu sắc thành kiểu trắng đen.

Bệnh máu khó đông: Bệnh máu khó đông là một trong những bệnh có tính chất di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X vì gen sản xuất yếu tố đông máu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bé trai (bộ sắc thể XY) khi nhận sắc thể X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Còn bé gái (bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều mang gen bệnh. Vì vậy bệnh máu khó đông hầu như thường thấy ở bé trai.

Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là một rối loạn di truyền, vì vậy nếu cả bố và mẹ mắc bệnh tiểu đường thì con có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Nếu bố mẹ đều mắc bệnh tiểu đường type 1 từ trước thì tỉ lệ di truyền là 1/4, riêng với tiểu đường type 2 thì nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh, tỉ lệ di truyền là 1/7 – 1/3, nếu cả bố mẹ đều mắc bệnh thì tỉ lệ này là 50% đến 70%.

Cao huyết áp: Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy bệnh cao huyết áp có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh cao huyết áp thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Vì vậy, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị cao huyết áp càng cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ mới có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp.

Bệnh cận thị: Nếu bố hoặc mẹ khi sinh ra bị cận thị bẩm sinh thì tỷ lệ di truyền cho con là rất cao. Ngoài ra mức độ di truyền này có phụ thuộc vào độ cận thị, nếu bố mẹ bị cận thị nhưng không phải do di truyền bẩm sinh mà là bị cận thị do thói quen sinh hoạt hàng ngày thì tỷ lệ di truyền cho con sẽ thấp, nhưng nếu bố hoặc mẹ bị cận thị độ cận thị cao từ 6 đi- ốp trở lên thì tỷ lệ di truyền cho con sẽ cao.

Bệnh dị ứng, hen suyễn: Khi bố mẹ bị hen suyễn hoặc dị ứng (phấn hoa, bụi, lông động vật, …) thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh rất cao, đặc biệt là bệnh hen suyễn. Nếu trong hai bố mẹ chỉ có một người bị dị ứng hoặc hen suyễn thì nguy cơ trẻ bị mắc bệnh là 30-50%, nhưng nếu cả hai bố mẹ đều bị mắc bệnh thì nguy cơ trẻ bị mắc bệnh là 80%.

Lương Thảo TH

                                                                                                                                      

 

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....