Những điều cần biết về rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì

Chủ Nhật, 27/11/2022 10:38 AM (GMT+7)

Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp ở các bé gái từ 12 đến 16 tuổi. Rối loạn này không gây nguy hiểm. Song nếu kéo dài có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản sau này.

1. Tổng quan về tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ

Estrogen hay còn gọi là nội tiết tố nữ. Đây là loại hormone giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp duy trì sức khỏe, nhan sắc và chức năng sinh lý cho phụ nữ. Hormone estrogen chủ yếu được tiết ra ở buồng trứng. Khi bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng của bé gái sẽ tiết estrogen có giới hạn cho từng chu kỳ kinh nguyệt. Vào giữa chu kỳ, nội tiết tố nữ sẽ tăng đột ngột, kích thích hoạt động giải phóng trứng và sẽ giảm nhanh sau khi rụng trứng.

Rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể. Khi lượng hormone estrogen bị giảm sút trong thời gian dài sẽ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể người bệnh về chức năng sinh lý và quá trình trao đổi chất.

Đối với phụ nữ có 2 giai đoạn dễ dàng xuất hiện rối loạn nội tiết tố:

+ Giai đoạn dậy thì (từ 12-16 tuổi) với sự hình thành, phát triển của estrogen.

+ Giai đoạn từ 35 tuổi trở đi do chức năng buồng trứng sẽ ngừng sản xuất.

Lứa tuổi dậy thì của các bé gái bắt đầu từ năm 12 đến năm 16 tuổi. Đây là thời điểm các bé bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Cơ thể và suy nghĩ cũng thay đổi. Ở thời điểm này, lượng hormone estrogen trong cơ thể được sản xuất dồi dào nhất. Đôi khi nó có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng và gây ra rối loạn nội tiết tố ở nữ.

8-cach-can-bang-noi-tiet-tuoi-day-thi-2

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì

Một số yếu tố sau đây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone estrogen của các bé gái ở tuổi dậy thì. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết.

Kinh nguyệt chưa ổn định

Thông thường từ 1 đến 2 năm đầu của tuổi dậy thì, kinh nguyệt của các bé vẫn chưa ổn định, estrogen không được sản sinh một cách bình thường dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì.

Ảnh hưởng từ những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài

Trong giai đoạn này, các bé thường bị áp lực về việc học hành, đối diện với những thay đổi về bên trong lẫn bên ngoài của cơ thể. Điều này dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý không thoải mái. Thậm chí còn có thể bị stress nặng trong thời gian dài, càng gia tăng việc mất cân bằng nội tiết tố.

Đây là thời điểm cơ thể các bé có thay đổi về cân nặng và chiều cao một cách nhanh chóng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến rối loạn nội tiết tố của các bé gái trong giai đoạn này.

Đề kháng yếu, chưa biết vệ sinh sạch sẽ

Ở tuổi này, sức đề kháng của các em còn kém, các hợp chất chống oxy hóa chưa được phát triển tối đa. Kết hợp với việc các em chưa ý thức về việc giữ vệ sinh sạch sẽ, dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công gây ra một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều bé gái mắc phải dẫn đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và mất cân bằng hormone.

3. Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì

Khi bị rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì, những bé gái sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

+ Cơ thể mệt mỏi, hay ốm vặt.

+ Cảm xúc thay đổi thất thường, hay cáu gắt, nhạy cảm và dễ tổn thương.

+ Tăng cân nhanh, khó kiểm soát.Nổi nhiều mụn ở mặt, lưng.

+ Kinh nguyệt không đều, trễ kinh, chậm kinh. Đây cũng là một trong những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ ở độ tuổi này.

tuoi-day-thi-can-doi-mat-voi-nhieu-ap-luc-nen-de-roi-vao-tinh-trang-cang-thang-keo-dai

4. Ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì

Thông thường các biểu hiện rối loạn nội tiết giai đoạn dậy thì sẽ tự mất sau 1-2 năm. Thế nhưng, tình trạng kéo dài có thể gây nguy hiểm cho bé, như:

+ Có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo phì.

+ Ảnh hưởng đến tử cung, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

+ Ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống.

Cha mẹ nên đưa các em đi khám nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên. Tránh để lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe và gặp những biến chứng nguy hiểm.

5. Cách phòng ngừa rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì

Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết cho các bạn nữ tuổi dậy thì, phụ huynh nên chú ý bổ sung dinh dưỡng và nhắc nhở con một số nguyên tắc sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trẻ ở tuổi dậy thì nên hạn chế:

+ Đồ ngọt và béo.

+ Nước ngọt có ga.

+ Thực phẩm chiên, rán.

Đồng thời, phụ huynh nên cùng con xây dựng thực đơn với đầy đủ các nhóm dưỡng chất:

+ Chất xơ, vitamin C như cam, chuối, kiwi, súp lơ, đậu…

+ Giàu protein như ớt chuông, rau bi-na, cải xoăn…

Thường xuyên rèn luyện thân thể

Để tăng cường và duy trì lượng estrogen trong tuổi dậy thì các bé gái cần có chế độ tập thể dục thường xuyên, hợp lý. Tránh vận động mạnh, quá sức. Điều này cũng làm suy giảm lượng estrogen trong cơ thể.

Thói quen sống khoa học, lành mạnh

Ăn uống lành mạnh, kết hợp với việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp các em có được đề kháng tốt hơn. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần cùng trẻ xây dựng thời gian biểu học tập – nghỉ ngơi khoa học. Việc duy trì cảm xúc tích cực; giữ thái độ sống vui vẻ cũng rất cần thiết trong giai đoạn dậy thì.

Thăm khám sức khỏe dậy thì

Việc thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ là rất cần thiết và quan trọng. Duy trì thăm khám sức khỏe sẽ giúp cha mẹ và trẻ sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời.

Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì là tình trạng không nguy hiểm. Quan trọng nhất là con có được một cảm giác thoải mái bởi yếu tố tâm lý ảnh hưởng khá lớn đến rối loạn nội tiết tố. Bên cạnh việc thường xuyên theo dõi sức khỏe; phụ huynh cũng nên quan tâm, gần gũi để giúp con em mình vượt qua giai đoạn dậy thì với nhiều thay đổi.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....