Sàng lọc trước sinh và TOP 3 điều mẹ bầu cần biết

Thứ Sáu, 17/06/2022 09:24 AM (GMT+7)

 1. Sàng lọc trước sinh là gì?

sang-loc-so-sinh-27111

Sàng lọc trước sinh là việc sử dụng những biện pháp thăm dò đặc hiệu trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định các trường hợp bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể ở giai đoạn bào thai như: hội chứng Down (tam bội thể 21), hội chứng Edwards (tam bội thể 18), hội chứng Patau (tam bội thể 13) và dị tật ống thần kinh... Từ đó tham vấn cho gia đình chọn hướng xử trí kịp thời và thích hợp.

2. Thời điểm cần sàng lọc trước sinh 

Giảm 50%

Trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Sản phụ nên đi khám sàng lọc khi tuổi thai được từ 11 - 14 tuần, tốt nhất là trong khoảng từ 12 - 13 tuần. Sàng lọc trong giai đoạn này bao gồm siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy vào thời điểm từ 11 - 13 tuần 6 ngày và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Down và một số bệnh lý khác.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ:

Trong giai đoạn này, khi đi khám sàng lọc, bạn được thực hiện một số xét nghiệm cần thiết vào lúc tuổi thai từ 14 - 21 tuần; siêu âm hình thái và cấu trúc các cơ quan của thai nhi vào lúc tuổi thai từ 20 - 24 tuần nhằm phát hiện các bất thường của hệ thần kinh, hệ tim mạch, ở lồng ngực, dị tật của dạ dày - ruột, sinh dục - tiết niệu, xương...

Trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Đây là thời gian thường không có chỉ định sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Tuy nhiên, các bà mẹ mang thai nên chủ động siêu âm trong thai kỳ này để đánh giá tình trạng sự phát triển của thai nhi và tiên lượng cho cuộc đẻ.

3. Những đối tượng cần thực hiện khám sàng lọc trước sinh

- Thai phụ sảy thai hay thai chết lưu trong những lần mang thai trước.

- Tiền sử có con bị dị tật bẩm sinh và các rối loạn di truyền bệnh Down...

- Gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền.

- Bà mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia xạ...

- Thai phụ lớn tuổi (> 35 tuổi ).

Ngoài ra nếu không thuộc những nhóm tiền sử nêu trên, bạn cũng có thể yêu cầu được thực hiện sàng lọc trước sinh khi đi khám thai.banner image

4. Những lưu ý khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh

Khi thực hiện sàng lọc trước khi sinh thì mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

+ Trao đổi với bác sĩ nếu có tiền sử bị bệnh: tim mạch, thận, tiểu đường, bệnh mạn tính,...;

+ Nếu gia đình có tiền sử người thân bị dị tật bẩm sinh thì cũng nên trao đổi với bác sĩ;

+ Trước khi thực hiện các loại xét nghiệm như: Double test, Triple test,... thai phụ chỉ nên uống nước lọc, tránh uống nước có màu và sử dụng chất kích thích;

 
Lê Lương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....