Tại sao không được tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng?

Thứ Tư, 26/12/2018 06:57 PM (GMT+7)

Tiêm phòng trong những năm đầu đời là việc đặc biệt quan trọng để giúp trẻ nhỏ có một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng xong thì không nên tắm cho trẻ, bởi vết thương nhỏ trên cơ thể khi tiếp xúc với hóa chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Empty

Tại sao không được tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng?

Như đã chia sẻ, tiêm phòng cho trẻ là điều kiện vô cùng quan trọng, bởi nó có thể hỗ trợ các bé phòng được các bệnh thông thường và các bệnh truyền nhiễm giúp bé yêu có sức khỏe tốt nhất.

Có rất nhiều bệnh tưởng đơn giản nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ nhỏ, nghiêm trọng nhất là di chứng lên não. Tuy nhiên, có một điểm mẹ cần lưu ý là sau khi tiêm phòng cũng không nên tắm cho trẻ ngay, bởi:

- Sau khi tiêm phòng, vị trí da bị tiêm tạo thành 1 lỗ nhỏ, không đáng kể, nhưng rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy nên, các mẹ cần cẩn thận lau sạch vết thương không để tiếp xúc với môi trường ngoài để tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể bé. Đặc biệt, không được cho vết thương dính nước.

Hơn nữa, sau khi tiêm phòng trẻ thường bị sốt nhẹ. Nếu mẹ cố cho bé đi tắm thì có thể khiến cơn sốt nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ, sau khi tiêm phòng cho trẻ không nên tắm gội luôn mà nên để qua 1 – 2 ngày rồi tắm. Trong thời gian này, mẹ nên dùng khăn ấm lau sạch cơ thể cho trẻ là được. Song nếu sau 1 ngày bé khỏe lại bình thường, không sốt nước thì có thể cho bé tắm được.

Một số lưu ý sau khi trẻ đi tiêm phòng về

Empty

Để hạn chế tối đa nguy hiểm cho trẻ khi tiêm phòng, trước khi tiêm các mẹ cần chú ý: không để trẻ ăn quá no hoặc quá đói, bởi khi tiêm khiến trẻ dễ bị hạ đường huyết, ất nguy hiểm; nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh viêm nhiễm vết tiêm; Nên cho trẻ mặc quần áo đơn giản để dễ cởi; Nếu bé bị sốt, viêm phổi, viêm phế quản, suy dinh dưỡng… thì cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm.

Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng xong cho trẻ, ngoài việc không được tắm ngay, mẹ cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Khi tiêm xong không được về luôn, cần ở lại khoảng 20 phút để theo dõi sức khỏe và phản ứng của trẻ với thuốc.

- Hãy cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả tươi sau khi tiêm phòng. Hoặc mẹ có thể cho trẻ bú để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

- Sau khi tiêm phòng,  vị trí tiêm sẽ bị sưng, đau, ngứa, sốt nhẹ… mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng là được

- Lưu ý quan trọng sau khi cho trẻ tiêm phòng xong các mẹ nhất định phải biết đó là, nếu thấy bé có các biểu hiện như: Co giật, khó thở, bị ngã quỵ,… thì hãy gọi cấp cứu ngay.

Dưới đây là một số mũi tiêm phòng đặc biệt quan trong đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Tiêm phòng viêm gan siêu vi B; Tiêm phòng viêm gan A;  Virus Rota (RV); Tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản; Bạch hầu, ho gà, uốn ván, Bại liệt, Hib (Đây là những bệnh thường gặp và có thể đe dọa tính mạng trẻ nhỏ. Vì thế các mẹ nên tiêm phòng các mũi này đúng định kỳ); Vaccine phối hợp sởi, quai bị, rubella; Bệnh thương hàn; Bệnh cúm; Thủy đậu; Viêm não mô cầu AC.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....