Thực đơn cho người bị bướu cổ: Như thế nào là tốt?

Thứ Năm, 02/03/2023 09:12 AM (GMT+7)

Bệnh bướu cổ hay còn gọi là sưng tuyến giáp do thiếu i-ốt gây nên. Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh.

Bệnh bướu cổ là bệnh gì?

Tuyến giáp là một cơ quan nhỏ, hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ, có nhiệm vụ tạo ra các hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giữ cho não, tim, tiêu hóa, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường. Đó là hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn được gọi là T3) được tuyến giáp tiết ra để đi vào máu và đưa đến các mô trong cơ thể. 

Bướu cổ hình thành có thể do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường tạo thành một hay nhiều cục (nhân) trong tuyến giáp. Bướu cổ có thể phát triển ở bất kỳ ai nhưng gặp nhiều ở phụ nữ. Đôi khi, bướu cổ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, thay đổi chức năng hoặc tăng hay giảm hormone tuyến giáp. 

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến do tình trạng thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng và các biến chứng do bướu cổ gây ra. Những bướu nhỏ không đáng chú ý và không gây ra vấn đề thường không cần điều trị.

20200507_benh-buou-co-01

Nguyên tắc ăn uống khi mắc bệnh bướu cổ 

Một trong những điều quan trọng khi chữa bệnh bướu cổ mà bệnh nhân cần lưu ý là chế độ dinh dưỡng. Việc thiếu hụt các dưỡng chất như i-ốt, chất đạm và năng lượng đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng bướu cổ. Chính vì vậy, người bị bướu cổ có thể dựa vào các yếu tố này để tuân thủ nguyên tắc ăn uống như sau:

- Cung cấp các món ăn giàu i-ốt như sò, hải sản, nghêu,… và đặc biệt nhất là thường xuyên sử dụng muối i-ốt trong các bữa ăn.

- Hạn chế tiêu thụ các món ăn làm giảm quá trình cơ thể hấp thu i-ốt.Bảo đảm chế độ ăn uống hàng ngày giàu vitamin, lành mạnh, bổ sung nhiều năng lượng, đầy đủ protein và hydrocarbon.

Điểm danh những món ăn tốt cho người bị bướu cổ

  • Khoai tây

Khoai tây là một trong loại củ giàu hàm lượng i-ốt nhất mà có rất ít người biết đến. Theo đó, những người mắc bệnh bướu cổ nên ăn cả vỏ khoai tây để nhận được nhiều lượng i-ốt nhất, tuy nhiên, chỉ nên ăn tối đa khoảng 300gr khoai tây mỗi ngày. Với củ khoai tây, bạn có thể chế biến bằng cách chiên, xào hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu vừa ngon vừa giàu i-ốt. 

  • Cá biển

Vitamin A là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với người bệnh bướu cổ. Thiếu Vitamin A sẽ khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị rối loạn, lâu dần sẽ gây ra bệnh bướu cổ. Cá biển là một trong những nguồn cung cấp vitamin A phong phú. Thêm cá ngừ, cá hồi, cá thu,… vào thực đơn sẽ giúp bạn tăng mức độ phong phú của bữa cơm gia đình đồng thời cũng là cách bổ sung thêm lượng i-ốt cần thiết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.

  • Rau củ quả

Ngoài cá biển, Vitamin A còn được cung cấp thông qua các loại rau củ quả có màu vàng và xanh đậm, chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, cà chua, rau diếp,… Rau củ quả luôn là nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe vì không những giàu vitamin mà còn giàu chất xơ, ít chất béo. Đây cũng là một nguồn cung cấp vitamin A an toàn và không gây ra tác dụng phụ, người bướu cổ có thể yên tâm sử dụng.

cach-chon-rau-cu-qua-sach-tuoi-ngon-khong-ngam-doc
  • Rong biển

Trong Đông y, rong biển có công dụng hiệu quả trong việc làm các khối u mềm, lợi thủy, tiêu đờm, tiết nhiệt. Chính vì vậy, những người bị bướu cổ sử dụng rong biển thường xuyên sẽ giúp làm mềm khối u. Hơn nữa, thành phần rong biển giàu i-ốt, giúp hệ miễn dịch được tăng cường và điều hòa nội tiết tố tuyến giáp.

  • Sữa

Các chế phẩm làm từ sữa như kem, sữa có chứa i-ốt, phomat, sữa chua,... có hàm lượng canxi và i-ốt rất cao, mà đây là hai chất dinh dưỡng vô cùng thiết yếu cho bệnh nhân bướu cổ. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp người bệnh tăng khẩu vị, hỗ trợ hệ tiêu hóa, từ đó giúp người bị bướu cổ nhanh lấy lại sức.

Khi bị bướu cổ nên kiêng ăn gì? 

  • Rau họ cải

Các món ăn chế biến từ bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, củ cải, cải, bắp cải thường có chứa các hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate. Khi các hợp chất này bị phá vỡ sẽ sinh ra isothiocyanates, lấy đi i-ốt mà tuyến giáp cần cũng như làm ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp.

  • Đậu nành

Người bị bướu cổ nên hạn chế sử dụng các món ăn từ đậu nành do thực phẩm này có đặc tính kháng giáp và thường tăng lên khi cơ thể thiếu i-ốt.

Có thể thấy rằng, một chế độ ăn hợp lý, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng là giải pháp tốt nhất cho người bị bệnh bướu cổ. Do đó, các bạn hãy tham khảo những món ăn tốt cho người bị bướu cổ trên để có được sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu và thai nhi

DHA là dưỡng chất quan trọng rất cần thiết giúp mẹ có thai kỳ thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới...

Thực phẩm giúp cải thiện chứng xuất tinh sớm

Chứng xuất tinh sớm khiến nam giới gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình dục nhưng thực tế có rất ít...

Một số loại gia vị có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% phụ nữ trong độ tuổi...

Lợi ích của bưởi đến sức khỏe sinh sản và tình dục

Theo y học cổ truyền, bưởi có vị ngọt chua, có nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có tác dụng tốt cho sức...