Trẻ em ăn óc heo có tốt không?

Thứ Tư, 30/05/2018 09:21 PM (GMT+7)

Óc lợn là món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng cho trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu chế biến không an toàn và vệ sinh hợp lí thì nó lại trở thành món ăn không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Giá trị dinh dưỡng của óc lợn

Theo những ghi chép, từ xa xưa, người Trung Quốc cổ đại đã ăn óc lợn rồi. Thậm chí, họ còn cho rằng "ăn não bổ não" và khẳng định phần óc của con lợn mới là bộ phận tươi ngon nhất.

Theo nghiên cứu cho thấy trong 100g óc heo có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau: Năng lượng chiếm khoảng 123kcal; Protid 9,0g; Lipid 9,5g (trong đó acid béo no 2,08g; acid béo không no 1 nối đôi 1,66g; acid béo không no nhiều nối đôi 1,43g; Cholesterol 2195mg ); Glucid 0,4g.

Như vậy, óc heo là một thực phẩm giàu chất béo nhưng tỉ lệ các chất dinh dưỡng lại không cân đối. So với thịt, cá thì nó chứa hàm lượng chất đạm thấp, vitamin ít, không hề có các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K, và sắt cũng không có. Hơn nữa, nồng độc cholesterol ở óc cao gấp 3 lần so với thận, 5 lần so với gan và hàng chục lần so với thịt nạc. Nồng độ lipit  cao hơn 3 lần so với gan lợn. Vì vậy mà nếu cho trẻ óc heo trong thời gian dài mà không kết hợp với các loại thực phẩm khác sẽ khiến cho trẻ bị thiếu chất, lượng cholesterol quá cao so với nhu cần cần thiết của cơ thể.

Ăn óc heo có nguy cơ béo phì. Hàm lượng cholesterol trong óc lợn quá cao nên dễ gây ra bệnh béo phì. Theo thống kê thì cứ trong 100g óc lợn có 3.100mg cholesterol, cao hơn nhiều lần so với thịt nạc. Bởi hàm lượng cholesterol quá cao sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu và trao đổi chất trong cơ thể.

 Lượng cholesterol quá cao này tích lại ở mạch máu trong một thời gian dài sẽ hình thành xơ cứng động mạch, lòng động mạch bị hẹp lại. Hậu quả là sự vận chuyển máu trong cơ thể bị cản trở, từ đó mà dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Ăn óc heo đúng cách

Óc heo là món ăn cực tốt nếu như bạn cho trẻ ăn đúng cách.

Nếu như trẻ thích ăn óc heo thì bạn chỉ nên cho trẻ ăn 1-2 lần/ tuần, mỗi lần ăn từ 30-50g. Bạn nên phối hợp với các thực phẩm khác để cân bằng được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của trẻ. Bởi nếu ăn trong thời gian dài sẽ làm cho trẻ cảm giác ngán và biếng ăn. Ngoài ra, còn có nguy cơ thiếu vitamin A, thiếu sắt gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Khi cho bé ăn các món từ óc lợn, bạn bổ sung thêm một chút đạm như thịt, đậu phụ, trứng… cho bữa ăn đó. Đồng thời phải giảm lượng dầu mỡ, quá nhiều chất béo bé sẽ bị rối loạn tiêu hóa.

Khi chế biến, bạn cần làm sạch óc lợn để óc không bị tanh. Nguyên nhân chính của mùi tanh là màng gân máu bao quanh. Chỉ cần bóc bỏ màng này và sử dụng một số loại gia vị mạnh là có thể khử được hầu hết mùi tanh.

Cho bé ăn các món từ óc lợn nhưng bạn phải kết hợp với việc cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, cân bằng các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và đa dạng các loại thực phẩm.

Bạn có thể chế biến các món óc đa dạng cho bé như: Óc lợn hầm, nấu cháo óc đậu Hà Lan, óc hấp lá ngải, hấp trứng và đậu phụ, hấp lá răm, hấp gừng, nấu súp với cua, óc chiên giòn…

 

 

 

 

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....