Trị nghẹt mũi đau họng cho bà bầu

Chủ Nhật, 27/12/2020 09:22 PM (GMT+7)

Nhiều phụ nữ mang thai đối diện với chứng nghẹt mũi, đau họng do thời tiết thay đổi.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị nghẹt mũi, đau họng

Trong thời gian mang thai, khoảng 30% phụ nữ bị nghẹt mũi. Những trường hợp này hầu hết không phải do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Chúng được gọi là viêm mũi thai kỳ. Thông thường, bệnh sẽ khởi phát vào tháng thứ 2 và trở nặng hơn vào những tháng cuối.

Nguyên nhân gây ra chứng viêm mũi ở bà bầu là do lượng estrogen tăng cao trong thời gian mang thai khiến màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Hơn nữa, lượng máu tăng lên cũng khiến cho các mạch máu nhỏ sưng phù, dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp.

ba bau bi nghet mui dau hong phai lam the nao

Bà bầu bị nghẹt mũi đau họng phải làm thế nào? Do sức đề kháng kém nên bà bầu rất dễ mắc cách bệnh truyền nhiễm, ngạt mũi và đau họng

Các mẹ bầu cần chú ý phân biệt viêm mũi thai kỳ với các bệnh lý khác như dị ứng, cảm cúm, viêm họng, bệnh truyền nhiễm hay viêm xoang. Viêm mũi thai kỳ chỉ gây mỗi triệu chứng nghẹt mũi, trong khi các bệnh khác thường đi kèm ho, đau họng, đau đầu, sốt, ngừa tai, ngứa mắt.

Việc dùng thuốc sai cách có thể dẫn đến những hậu quả không lường  đến sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu mang thai khi chữa được sự cho phép từ bác sĩ.

Nếu tình trạng ngạt mũi không đỡ hơn, bạn nên khi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp, an toàn.

Bà bầu bị nghẹt mũi đau họng nên làm gì?

- Rửa mũi bằng nước muối: Dịch nhầy đọng nhiều ở mũi chính là nguyên nhân gây ra ngạt mũi và khó thở. do vậy mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi 2-3 lần.

- Súc miệng nước muối: Nước muối có thể ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng. Khi súc miệng nước muối, một phần nước muối sẽ đi ngược lên mũi làm sạch mũi hơn.

- Uống nhiều nước: Nước có thể làm lỏng chất dịch nhầy ở mũi. Mẹ bầu nên uống nước ấm hoặc nước ấm pha với mật ong chanh.

- Tránh ăn cay: Những gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn. Do vậy cần tránh ăn cay để tình trạng bệnh không nặng hơn.

- Kê cao gối khi ngủ: giúp bạn dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi.

- Dùng máy phun sương tạo độ ẩm: Giúp giảm bớt khó chịu do tình trạng viêm mũi gây ra.

- Duy trì tập luyện, vận động để giảm cơn ngạt mũi. Tránh tập luyện nơi môi trường ô nhiễm, khói bụi.

- Xông hơi: giúp chữa ngạt mũi tạm thời. Hoặc bạn có thể sử dụng khăn thấm nước nóng rồi đắplên mặt và hít thở.

Cách chữa ngạt mũi, đau họng cho bà bầu bằng phương pháp dân gian

Nhai tỏi sống hoặc gừng tươi

Trong tỏi có chứa chất allincin, đây là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng đánh bật virut, vi khuẩn gây bệnh viêm họng, cảm cúm và giảm các triệu chứng ho, đau họng, nhức đầu, chảy nước mũi.

Gừng là gia vị có vị cay, tính ấm, trừ hàn, tiêu đờm. Đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến để chữa bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, cảm lạnh, ho sổ mũi...

ba bau bi nghet mui dau hong phai lam the nao 1

Bà bầu bị nghẹt mũi đau họng phải làm thế nào? Gừng tươi có thể chữa đau họng, nghẹt mũi hiệu quả cho bà bầu

Rau kinh giới, lá tía tô

Đây là 2 loại lá rất tốt cho việc chữa cảm cúm nhờ vị cay và tính ấm của chúng. Bạn chỉ cần có 1 nắm là kinh giới và 1 nắm tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống các mẹ cần ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể.

Bạn cạnh đó bạn cũng có thể nấu cháo tía tô và hành, kinh giới để chữa đau họng, nghẹt mũi. Do chúng có tính kháng khuẩn cao nên không chỉ chữa cảm mạo, phong hàn, đau họng, chảy nước mũi... mà phụ nữ có thai ăn cháo hành tía tô, kinh giới còn có tác dụng an thai.

Dùng hành

Hành có tính sát khuẩn cao nên có tác dụng trị cảm hiệu quả, hơn nữa chúng còn có tác dụng chống động thai cho bà bầu.

Bà bầu có thể nấu cháo hành ăn nóng và giữ ấm cho thể. Bên cạnh đó các mẹ cũng có thể cho hành vào trứng để chiên hoặc hấp cùng các gia vị khác như rau kinh giới, tía tô...

Lá húng chanh

Theo y học cổ truyền, húng chanh chó cay nhẹ tính ấm, mùi thơm, không độc. Nguyên liệu này có tác dụng trừ đờm, giải độc, giải cảm rất tốt.

Do húng chanh có chất cloin và hợp chất phenol, salixylat eugenol có tính kháng sinh mạnh. Có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn trị viêm họng, viêm mũi, cảm cúm, sổ mũi... Dùng cho trẻ nhỏ hay phụ nữ cao thai đều rất an toàn.

Một số bài thuốc dân gian khác có thể chữa đau họng, nghẹt mũi cho bà bầu như: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…

ba bau bi nghet mui dau hong phai lam the nao 2

Bà bầu bị nghẹt mũi đau họng phải làm thế nào? Hành tỏi, lá húng chanh,... có thể chữa nghẹt mũi, đau họng rất hiệu quả

Phòng ngừa đau họng, nghẹt mũi cho bà bầu

- Ăn nhiều hoa quả và thực phẩm giàu vitamin C

- Súc miệng bằng nước muối thường xuyên

- Uống nhiều nước muỗi ngày.

- Dùng nước ấm pha mật ong chanh uống hằng ngày để tăng cường sức khỏe.

- Khi ngủ, không để quạt hay điều hòa rọi vào mặt.

Những bài thuốc dân gian tuy thời gian chữa trị lâu hơn nhưng lại rất an toàn. Chúc bạn thành công và luôn khỏe mạnh!

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...