789

10 dấu hiệu sớm chứng tỏ thụ thai thành công

Thứ Sáu, 21/06/2019 08:13 AM (GMT+7)

10 dấu hiệu thụ thai thành công dưới đây sẽ giúp các mẹ phần nào nhận biết được khả năng có thai của mình.

thu-thai-thanh-cong

1. Tức ngực

Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên là biểu hiện tức ngực. Tức ngực liên quan đến sự thay đổi của hormon trong khoảng 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân là do sau khi trứng được thụ tinh thì hormon progesteron tăng đã làm cho vú và núm vú to ra và quầng vú thâm sẫm màu hơn, thậm chí bầu ngực nổi rõ các mạch máu.

Đối với một số người phụ nữ, sự căng tức ngực chỉ xảy ra trong một vài tuần đầu thai kỳ. Ngược lại, một số phụ nữ khác thì triệu chứng khó chịu này có thể xảy ra suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, tính từ ngày có dấu hiệu trứng gặp tinh trùng.

Cách khắc phục: Chị em nên lựa chọn loại áo ngực có thể nâng đỡ ngực vừa vặn để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tránh mặc loại áo ngực quá chật sẽ khiến ngực bị cọ sát và gây đau.

2. Vú cương, quầng và núm vú thâm

Dấu hiệu có thai tiếp theo: Vú căng, quầng và núm vú sẫm màu hơn có thể xuất hiện trong 1 đến 2 tuần đầu sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai thành công. Đây cũng là kết quả của việc thay đổi hormon lớn trong cơ thể của người phụ nữ.

Lúc này, tuyến vú phát triển mạnh để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa sau khi sinh. Do đó ngực mẹ sẽ có biểu hiện cương tức. Melanin tập trung nhiều tại quầng và núm vú sẽ khiến chúng sẫm màu hơn.

Cảm giác khó chịu và hơi đau nhức ở núm vú này là dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ phổ biến ở hầu hết bà mẹ khi mang thai và nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Dấu hiệu ra máu nhẹ

Dấu hiệu mang thai sớm thứ 3 là ra máu nhẹ có thể xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 sau khi trứng được thụ tinh. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi đã làm tổ vào niêm mạc của tử cung và là nơi ở của em bé trong 9 tháng tiếp theo.

Nguyên nhân của việc chảy máu nhẹ là do khi phôi làm tổ, các tế bào gai rau đâm xuyên vào lớp niêm mạc tử cung, phá hủy các mạch máu ở lớp niêm mạc, làm tổn thương các mạch máu ở niêm mạc tử cung khiến máu chảy vào buồng tử cung và chảy ra ngoài âm đạo. Nhưng các mẹ yên tâm, điều này không gây đau đớn cho mẹ bầu mà là dấu hiệu tốt báo hiệu cho việc em bé đã sẵn sàng lớn lên trong bụng mẹ.

Triệu chứng chảy máu nhẹ: những vết màu hồng hoặc hơi đỏ ở đũng quần lót ở những bà mẹ mang thai là điều bình thường và không đáng lo ngại. Nhưng để cẩn thận thì dù máu có chảy nhiều hay ít (ngoài chu kỳ kinh nguyệt) thì các mẹ cũng không nên chủ quan, hãy đi khám sớm nhất để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho các mẹ.

4. Đi tiểu nhiều hơn bình thường

Sau khi có thai được vài tuần thì chị em có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. Nguyên nhân là do tử cung to dần lên, đè vào bàng quang, làm tăng cảm giác mót tiểu.

5. Cơ thể mệt mỏi

Dấu hiệu thụ thai tuần đầu tiên ở hầu hết phụ nữ là sự mệt mỏi và suy nhược sức khỏe không rõ lý do.

Nguyên nhân: Sự mệt mỏi khi mang thai là do sự xuất hiện của hormon hCG do tế bào gai rau tiết ra và tăng cao nhất khi thai được 10 tuần, cơ thể mẹ bầu phải tăng chuyển hóa đem chất dinh dưỡng đến nuôi thai nhi dẫn đến mất cân bằng năng lượng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường hay gặp ở phụ nữ có thai nên chị em không cần phải lo lắng.

Cách giải quyết: Tốt nhất, các mẹ nên đi gặp bác sĩ để khám tìm ra nguyên nhân của việc suy nhược cơ thể. Nếu kết quả các mẹ có thai thì cần ăn uống bồi bổ sức khỏe một cách khoa học để thai nhi phát triển khỏe mạnh và tránh làm các công việc nặng nhọc ảnh hưởng tới thai nhi.

6. Chậm kinh

Mất kinh là dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén, nó cho biết quá trình thụ thai đã thành công.

Nguyên nhân: Việc có kinh là do niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Nếu không có hiện tượng thụ tinh và làm tổ thì lớp niêm mạc tử cung lúc này sẽ bị bong ra, dẫn đến việc có kinh nguyệt. Ngược lại, khi trứng đã thụ tinh và làm tổ thành công thì lớp niêm mạc tử cung này sẽ biến thành màng rụng, tiếp tục dầy lên, tích trữ thêm nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi mà không bong ra nữa, do đó kỳ kinh nguyệt sẽ bị tạm dừng lại.

Chậm kinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường đối với tất cả phụ nữ có thai và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nên các mẹ bầu không cần phải lo lắng.

Chính vì vậy, nếu chậm kinh mà thử thai và que thử thai không lên 2 vạch, chị em cần đi khám để biết chính xác mình có thai hay không. Nếu không có thai, chị em cần gặp bác sĩ để được tư vấn, tìm nguyên nhân và điều trị các bệnh gây hiện tượng chậm kinh.

7. Dấu hiệu ốm nghén

Có khoảng 50-90% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai với các triệu trứng như: buồn nôn, nôn ói, chán ăn, nhảy cảm với 1 số mùi thức ăn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai không bị ốm nghén trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân: Sau khi phôi được làm tổ trong tử cung, cơ thể của các mẹ sản xuất ra một loại hormon mang tên là hCG (hCG là từ viết tắt của cụm từ Human chorionic gonadotropin – được tiết ra bởi tế bào gai rau). Chính hormon này gây hiện tượng mệt mỏi và ốm nghén. Khi hormon này xuất hiện trong nước tiểu, nếu dùng que thử thai để thử, que thử thai sẽ hiện 2 vạch, chính là dấu hiệu để nhận biết có thai.

Tuy ốm nghén không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng nếu ốm nghén quá nặng khiến chị em ăn hay uống bất cứ thứ gì cũng nôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì chị em cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Cách khắc phục: Biện pháp khắc phục tình trạng ốm nghén này rất đa dạng. Chị em có thể chia nhỏ bữa ăn: một ngày ăn nhiều bữa và lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn. Tránh các thực phẩm kích ứng dạ dày như đồ chiên, xào, đồ ăn có mùi khó chịu, thức ăn có nhiều chất béo…

Ngoài ra, mẹ cần uống thêm nhiều nước, ăn tăng hoa quả vừa giúp giảm nồng độ hCG trong máu sẽ làm giảm triệu chứng nghén, vừa cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.

8. Mũi nhạy cảm với các mùi

Phụ nữ khi mang thai thường rất nhạy cảm với các mùi. Một số người còn bị dị ứng với tất cả các mùi khiến họ chán ăn, hoặc ăn vào sẽ nôn ngay thậm chí chỉ cần ngửi thấy mùi khó chịu đã nôn.

Cách giải quyết: Bà bầu nên tránh tiếp xúc với các loại mùi có thể gây nôn, ngoài ra có thể uống trà gừng hoặc ăn các thực phẩm chứa gừng để giảm chứng nôn ói.

9. Thèm ăn

Ngược lại với triệu trứng ốm nghén không ăn được gì khi mang thai thì nhiều phụ nữ mang thai lại bị kích thích ăn khiến họ luôn có cảm giác thèm ăn, kể cả khi vừa ăn no xong. Thông thường, cảm giác thèm ăn sẽ xuất hiện ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Đây là dấu hiệu tốt giúp mẹ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên chú ý rằng: nên có sự cân bằng về thành phần và lượng thức ăn mỗi ngày để vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vừa không bị thừa cân béo phì, tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Nguyên nhân: Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được nguyên nhân thèm ăn ở phụ nữ mang thai. Nhiều người cho rằng đây chỉ đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi cơ thể thiếu gì thì sẽ muốn bổ sung thứ đó. Nói cách khác, cơ thể phụ nữ mang thai thiếu dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi nên cơ thể tạo ra phản ứng thèm ăn để có thể lấy những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

10. Chướng bụng

Chướng bụng, tức bụng cũng là một trong những dấu hiệu thụ thai thành công mẹ nên lưu ý.

Nguyên nhân: Do sự gia tăng hoóc môn progesterone và estrogen. Đặc biệt là sự gia tăngprogesterone sẽ làm giảm trương lực các cơ trong cơ thể bao gồm cả cơ trơn của đường ruột. Vì vậy, đường ruột của phụ nữ mang thai giảm nhu động, gây nên hiện tượng chướng bụng và táo bón.

Cách giải quyết: Để giảm cảm giác chướng bụng này, bà bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều rau và thức ăn có nhiều chất xơ, đặc biệt tránh ăn các đồ ăn có thể gây ra khí ga trong cơ thể như các đồ chiên, rán, các thức ăn chứa nhiều tinh bột, các loại nước ngọt và đồ uống có ga…nên vận động và uống nhiều nước.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...