65% dân nông thôn Hà Nội chưa được tiếp cận nước sạch lý do tại sao ?

Thứ Năm, 28/04/2022 03:35 PM (GMT+7)

Trước việc tỷ lệ người dân nông thôn ở Hà Nội tiếp cận được nguồn nước sạch chỉ đạt 35% Lãnh đạo Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội đã đưa ra một số lý giải cho tình trạng trên.

 Vào ngày 26/4 tại buổi Tọa đàm : “Dịch vụ cung cấp nước sạch tại Việt Nam: Thị trường và các vấn đề chính sách” do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức ngày 26/4. Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng IPS đánh giá: “Việt Nam đang nguy cơ lỡ hẹn đối với mục tiêu 95 - 100% người dân thành thị và 93 - 95% người dân nông thôn có nước sạch để dùng vào năm 2025”. 

Phân tích của IPS dựa trên Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê năm 2019 cho thấy, tỷ lệ hộ tiếp cận được nước máy trên toàn quốc chỉ đạt 52,2%. Xét theo khu vực, chỉ có khoảng 84% dân cư đô thị và khoảng 35% dân cư nông thôn tiếp cận được nước máy - nguồn nước sạch và an toàn theo tiêu chuẩn.

Đặc biệt, tại Hà Nội, năm 2019, tỷ lệ hộ dân tiếp cận được nước máy của vùng nông thôn mới đạt khoảng 35%, tương đương mức trung bình toàn quốc và thấp hơn so với nhiều địa phương khác trên cả nước.

Tại tọa đàm, ông Ngô Văn Đức, Phó Giám đốc Công ty nước sạch số 2 Hà Nội đưa ra một số lý giải về việc còn tới 65% người dân nông thôn ở Hà Nội chưa được tiếp cận nước sạch.

Cụ thể, ở nông thôn, mật độ dân số thưa và xa nên đường ống dẫn nước dài, đồng nghĩa với chi phí lớn. Tuy nhiên, lượng nước sử dụng của người dân ở nông thôn thường thấp. Thực tế một số doanh nghiệp đã đầu tư ở nông thôn, sau đó phải dừng vì người dân tiết kiệm, chỉ sử dụng nước sạch để ăn uống; còn phục vụ những mục đích khác thì họ dùng các nguồn khác.

Đối với Hà Nội, chính sách giá nước là giá lũy tiến. Nếu sử dụng dưới 10 m3 giá chỉ 5.973 đồng/m3 và mức giá này là dưới giá thành sản xuất. Như vậy doanh nghiệp chưa bán đã lỗ (vì người dân nông thôn dùng tiết kiệm, chủ yếu dùng dưới 10 m3/tháng – PV).

Ảnh minh họa. Nguồn : tuoitre.vn

Ảnh minh họa. Nguồn : tuoitre.vn

“Đó là lý do vì sao dân nông thôn không có cơ hội tiếp cận nước bằng đô thị”, ông Đức nói. “Đầu tư thì phải có lợi nhuận, kể cả tư nhân. Còn doanh nghiệp nhà nước thì lãnh đạo phải có trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước. Nếu đầu tư vào khu vực chưa đầu tư đã biết lỗ thì doanh nghiệp có cách nào để đầu tư? Đó chính là lỗ hổng chính sách”, ông Đức nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuê đất chỉ dành cho xây nhà máy, còn đường ống thì không, vì vậy việc tiếp cận của dân vùng nông thôn càng khó khăn.

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, “đang có một nghịch lý là nếu không điều chỉnh giá nước thì doanh nghiệp không đủ chi phí, nhưng nếu giá quá cao thì người dân không tiếp cận được nguồn nước sạch”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và môi trường Việt Nam cho rằng, cơ chế giá nước sinh hoạt bất cập, chưa tính đúng tính đủ khiến doanh nghiệp không vững về tài chính và khó mở mang đầu tư.

                                                                                                                    Theo Báo Đầu Tư

 
Phạm Đức Dũng

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...