Bà Rịa – Vũng Tàu: Giúp trẻ bị nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc toàn diện

Thứ Bảy, 27/10/2018 08:26 PM (GMT+7)

Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS được triển khai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua đã hỗ trợ cho các em được hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện, giúp các em khỏe mạnh và tự tin trong cuộc sống.

Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS được triển khai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua đã hỗ trợ cho các em được hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện, giúp các em khỏe mạnh và tự tin trong cuộc sống.

Tạo điều kiện cho đến trường học tập, vui chơi cho trẻ

Em M.T quê ở huyện Xuyên Mộc bị nhiễm HIV/AIDS từ khi mới sinh ra. Bố mẹ em cũng lần lượt sớm qua đời vì căn bệnh này. T sống nương nhờ sự đùm bọc của bà ngoại và bà con xóm giềng.

Khi em lên 5 tuổi, bà đã quá già yếu không đủ sức khỏe để tiếp tục nuôi nấng em. Từ đó, T được cán bộ địa phương giới thiệu gửi đến Trung tâm Bảo trợ Trẻ em Vũng Tàu để nuôi dưỡng. Tại đây, nhờ có điều kiện chăm sóc tốt, được đều đặn uống thuốc kháng virus ARV, T từ một đứa trẻ ốm yếu, trở nên khỏe mạnh và năng động hơn. Em còn được trung tâm tạo điều kiện cho đến trường học tập, vui chơi như bao đứa trẻ khác. Đến giờ, T đã là học sinh THCS có vóc dáng cao ráo, khỏe mạnh và luôn mỉm cười tự tin khi trò chuyện. T cho biết, em rất thích thể thao nên ước mơ sau này của em muốn trở thành cầu thủ bóng đá, hoặc phấn đấu học thật giỏi để trở thành bác sĩ.

M.T là một trong những trường hợp trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện theo nhu cầu từ y tế, giáo dục, dinh dưỡng đến vui chơi giải trí dành cho trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS... Tính từ năm 2014 đến 2017, Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS đã hỗ trợ cho 1.139/1.300 trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS được hưởng các dịch vụ đạt tỷ lệ 87,6% (trong đó có 99 trường hợp trẻ bị nhiễm HIV/AIDS); 100% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều được đến trường và không bị phân biệt đối xử hoặc kỳ thị. Bên cạnh đó, trẻ còn được tiếp cận sớm với Chương trình Quản lý điều trị trẻ nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Theo bà Trần Thị Ngọc Trâm, Trưởng phòng Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (Sở LĐTB&XH): Từ Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS trên toàn tỉnh. Trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được giới thiệu đến các cơ sở điều trị nhi để khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ dinh dưỡng... Ngoài ra, trẻ còn được tham gia sinh hoạt nhóm tại cộng đồng, qua đó giúp các em được vui chơi giải trí và tự tin trong cuộc sống.

08

Được tư vấn tâm lý, hỗ trợ học tập và định hướng học nghề

Chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã thay đổi đáng kể nhận thức, thái độ và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Nhiều địa phương đã có những hoạt động hỗ trợ tiếp cận và cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và cả gia đình trẻ, góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ, giúp trẻ phát triển bình thường như bao trẻ khác.

Đến nay, phần lớn trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều đã được tư vấn tâm lý, hỗ trợ tiếp cận các chế độ trợ cấp của Nhà nước, hỗ trợ học tập và định hướng học nghề, tìm việc làm phù hợp.

Triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020, từ năm 2014, Bà Rịa – Vũng Tàu đã xây dựng mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS trên toàn tỉnh. Theo đó, tất cả trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh được lập danh sách theo dõi và được kết nối đáp ứng dịch vụ theo nhu cầu từ y tế, giáo dục, dinh dưỡng đến vui chơi giải trí... Bên cạnh đó, trẻ còn được tiếp cận sớm với Chương trình Quản lý điều trị trẻ nhiễm HIV/AIDS do các dự án quốc tế tài trợ như: Dự án can thiệp, giảm hại HIV/AIDS tại Việt Nam của Chính phủ Mỹ - VAAC-US.CDC, Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV tại Việt Nam.

05

Hiện trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở điều trị nhi do dự án quốc tế tài trợ dành cho trẻ phơi nhiễm HIV và bị nhiễm HIV. Đến đây, trẻ được làm xét nghiệm chẩn đoán tình trạng nhiễm HIV sớm, uống thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV/AIDS được điều trị dự phòng và cấp sữa ăn thay thế sữa mẹ đến khi 6 tháng tuổi.

Theo bà Trần Thị Ngọc Trâm, từ mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng HIV/AIDS trên toàn tỉnh, các em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã được giới thiệu đến các cơ sở điều trị nhi để làm xét nghiệm, khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ dinh dưỡng... Ngoài ra, trẻ còn được tham gia sinh hoạt nhóm tại cộng đồng hàng tháng, qua đó giúp các em được vui chơi giải trí và tự tin trong cuộc sống. Tại các địa phương, đội ngũ cộng tác viên ở các khu phố, thôn ấp thường xuyên theo dõi, nắm bắt sâu sát nhu cầu để hỗ trợ các gói dịch vụ cho trẻ, tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng chung tay chăm sóc, bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...