789

Bệnh sởi lây truyền mạnh nhất vào thời điểm nào? 4 nguyên tắc cần nhớ khi chăm trẻ bị sởi

Thứ Tư, 29/04/2020 02:19 PM (GMT+7)

Bệnh sởi xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa cuối đông, đầu mùa xuân ở vùng khí hậu ôn đới. Ở vùng khí hậu nhiệt đới, bệnh sởi thường xảy ra vào mùa khô và bệnh truyền từ người sang người qua đường hô hấp.

soi-tre-em

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh là bao lâu?

Virus sởi có thể tìm thấy ở dịch tiết mũi, máu và nước tiểu trong giai đoạn đầu và một thời gian ngắn sau khi phát ban. Sau 34 giờ ở nhiệt độ phòng, virus sởi có thể hoạt động.

Bệnh sởi ủ bệnh thường từ 12 đến 14 ngày, và có thể kéo dài đến 21 ngày. Thời kỳ lây bệnh bắt đầu từ một ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu (hay còn gọi là giai đoạn xuất tiết). Thông thường là khoảng 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi phát ban, ít nhất là sau ngày thứ 2 khi người bệnh phát ban.

Virus sởi phát tán mạnh nhất ở người mắc bệnh là vào giai đoạn xuất tiết. Virus phát tán thông qua các hạt nhỏ khi người bệnh ho, nói chuyện hoặc khi tiếp xúc. Giai đoạn này thường kéo dài từ 5 - 15 ngày; triệu chứng điển hình của người mắc bệnh là số nhẹ đến sốt vừa, xuất hiện ho khan, bị chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt (mắt đỏ).

Các triệu chứng này phần lớn xuất hiện trước khi xuất hiện các nốt ban và đây chính là giai đoạn lây lan mạnh nhất; đồng thời cũng là lúc bệnh chưa được chẩn đoán. Do vậy, tiêm chủng là các tốt nhất để phòng tránh bệnh sởi vì giai đoạn khởi phát này chưa có biện pháp phòng ngừa.

 Người lớn có mắc bệnh sởi không?

Người lớn rất ít khi mắc bệnh sởi do đã có miễn dịch từ bé; tuy nhiên, vẫn có một số người mắc bệnh do chưa có miễn dịch.

Triệu chứng thường thấy của bệnh sởi ở người lớn như sốt, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt, nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện các nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng bên trong miệng nơi gò má - hay có tên gọi là đốm Koplik; xuất hiện đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.

Do có quan niệm, bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ nên người lớn thường có tâm lý, chủ quan, không có biện pháp cách ly, chăm sóc và dinh dưỡng đúng cách khi mắc bệnh nên dễ lây lan trong cộng đồng và gặp nhiều biến chứng nặng nề.

Biến chứng nguy hiểm nhất mà người lớn mắc bệnh sởi hay gặp là não viêm gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp, gây ra nguy cơ tử vong.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn bệnh, gây ra biến chứng thai sản, sinh non, hoặc con sinh ra bị nhẹ cân, thậm chí bị dị tật.

Người lớn mắc bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh nặng và biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, người mắc bệnh nên bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu đạm, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trẻ em mắc sởi có nguy hiểm không?

Bệnh sởi có tính chu kỳ xảy ra dịch từ 2 - 3 năm hoặc lâu hơn tùy theo từng quốc gia. Bệnh thường khởi phát trong cộng đồng dân cư hay khu đô thị và có tốc độ lây lan rất cao. Bệnh sởi ở trẻ em cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hàng đầu đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ sơ sinh có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn trẻ trên 6 tháng tuổi do được truyền các kháng thể miễn dịch từ mẹ thông qua nhau thai, lượng kháng thể này có thể tồn tại từ 4 - 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, lượng kháng thể có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 nên trẻ thường được khuyến cáo tiêm chủng ngừa sởi trước 12 tháng. 

Trẻ mắc bệnh sởi thường có biểu hiện sốt cao liên tục từ 39 độ C đến 40 độ C, khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, chán ăn, không chơi, toàn thân phát ban mà vẫn sốt. Do vậy, khi trẻ có những biểu hiện trên, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, những trẻ bị mắc bệnh, bố mẹ cần chú ý đến cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng giúp trẻ mau lành bệnh.

Luôn vệ sinh tay trước khi tiếp xúc với trẻ và trước khi cho trẻ ăn

Vệ sinh sạch sẽ phòng ở, khu vực xung quanh, hạn chế tiếp xúc với trẻ lành

Bổ sung thực phẩm giàu đạm, vitamin A, vitamin C, đặc biệt bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ do bệnh sởi làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin A.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm mỗi ngày, mặc quần áo thoáng mát. Tranh kiêng tắm, ủ kín vì dễ làm bệnh tăng nặng thêm.

4 nguyên tắc cần nhớ khi chăm trẻ bị sởi

Khi chăm sóc trẻ bị sởi, cha mẹ cần ghi nhớ bốn nguyên tắc dưới đây:

Một: Điều trị hỗ trợ các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, nghẹt mũi, đỏ mắt và đau miệng

Hai: Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và tăng cường bú mẹ

Ba: Bổ sung vitamin A vào cơ thể bé

Bốn: Theo dõi các dấu hiệu nặng của bệnh

Sốt: Khi trẻ bị sốt nên để trẻ mặc thoáng, không mặc nhiều quần áo hay quấn chăn lên người trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Cho trẻ bú nhiều hơn, kết hợp cho trẻ uống thêm nhiều nước.

Ho: Nếu trẻ bị ho nhưng không kèm theo thở nhanh, có thể cho bé uống thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ hoặc một phương thuốc thảo dược như trà chanh, mật ong an toàn cho trẻ (nên hỏi ý kiến bác sĩ, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).

Nghẹt mũi: Nên cho trẻ rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi trước khi cho bú hoặc ăn.

Mắt đỏ (viêm kết mạc): Phụ huynh nên lau mặt cho bé bằng khăn sạch mềm, thấm ướt. Nếu mắt bị dính ghen thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

Đau loét miệng: Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch (tốt nhất là bằng nước muối) càng nhiều lần càng tốt, ít nhất 4 lần/ ngày. Cho trẻ uống nước thường xuyên

Bệnh sởi có lây không? Bệnh sởi lây qua đường nào?

Bệnh sởi có tốc độ lây lan rất nhanh, đặc biệt trong không gian khép kín, khu vực đông dân cư, khu đô thị và những người chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều rất dễ lây bệnh. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh sởi, 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh.

Bệnh sởi lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc với dịch tiết của mũi họng người bệnh, tiếp xúc gián tiếp với đồ vật bị nhiễm dịch tiết của người bệnh. Vì thế, người lớn mắc bệnh hay trẻ em mắc bệnh sởi đều có khả năng gây lây nhiễm cho người chưa có miễn dịch với bệnh sởi.

Để phòng tránh bệnh sởi, tiêm phòng là các tốt nhất, đặc biệt ở trẻ em. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa sởi bùng phát thành dịch, người mắc sởi cần được cách ly, tránh lây bệnh sang người lành. Khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc sởi, cần đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc; vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc; giữ gìn vệ sinh môi trường và nơi xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...