789

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?

Thứ Bảy, 08/02/2020 03:42 PM (GMT+7)

Nếu bạn đang mang thai và bị thủy đậu (varicella) - một bệnh nhiễm siêu vi rất dễ lây lan gây ra phát ban ngứa, giống như mụn nước - bạn và em bé có thể phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe. Hãy tìm hiểu để có thêm kiến thức bổ ích trong bài viết này nhé!

thuy-dau-co-thai

Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là trái rạ) là bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm Varicella zoster virus (VZV), thường gặp ở trẻ em. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần.

Triệu chứng lâm sàng thường dễ nhận biết: sốt, mệt mỏi và nổi bóng nước khắp người, đường kính bóng nước từ 2 – 5mm.

Nhiễm trùng thường không nguy hiểm ở trẻ em. Nhưng 1 đến 2 trong số 10 phụ nữ mang thai (khoảng 10 đến 20 phần trăm) bị thủy đậu có một dạng viêm phổi nguy hiểm.

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng 5/10.000 – 7/10000, bởi vì hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được chủng ngừa trước đó.

Bệnh thủy đậu ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?

Phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được chủng ngừa bệnh thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Ngược lại nếu mẹ mang thai nhưng chưa từng nhiễm bệnh thủy đậu cũng như chưa được tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu thì khả năng bé khi được sinh ra sẽ bị ảnh hưởng mặc dù không nhiều như một số trường hợp bé có thể bị hội chứng varicella bẩm sinh. Đây là một nhóm các khuyết tật bẩm sinh có thể bao gồm: 

Sẹo

Vấn đề với cơ bắp và xương

Cánh tay hoặc chân bị tê liệt hoặc không được hình thành chính xác

Động kinh

Vấn đề về học tập

Microcephaly - Đây là một khuyết tật bẩm sinh trong đó đầu của em bé nhỏ hơn dự kiến, so với những em bé cùng giới tính và cùng tuổi.

Chỉ có khoảng 1 hoặc 2 trong số 100 em bé (1 đến 2 phần trăm) có mẹ bị thủy đậu trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ mắc hội chứng varicella bẩm sinh. Bạn có thể làm siêu âm để kiểm tra một số dị tật bẩm sinh do thủy đậu.

Dị tật bẩm sinh rất hiếm khi bạn bị nhiễm thủy đậu sau 20 tuần mang thai. Nhưng em bé của bạn có thể có vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) nếu bạn bị nhiễm bệnh trong ba tháng thứ ba của thai kỳ.

Nhiễm trùng sau 20 tuần mang thai cũng có thể gây ra bệnh zona ở em bé trong 1 đến 2 năm đầu đời. Bệnh zona (còn gọi là herpes zoster) là một bệnh nhiễm trùng do cùng loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Một người bị bệnh zona có các mụn nước đau đớn thường xuất hiện trên một khu vực nhỏ của cơ thể. Bệnh zona dường như không gây ra dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm trùng ở em bé.

Cách xử trí khi thai phụ bệnh thủy đậu

Thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.

Đối với thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên bạn cần phải nhập viện và điều trị với thuốc chống virus cao hơn thông qua đường tĩnh mạch.

Cách dự phòng

Nếu bạn đã bị thủy đậu trước đó, thì bạn không cần phải làm gì để bảo vệ em bé trong thai kỳ. Cơ thể bạn nên có kháng thể bảo vệ bạn khỏi mắc bệnh thủy đậu. Do đó, em bé của bạn sẽ được bảo vệ.

Nếu bạn chưa bị thủy đậu trước đây và đang mang thai, bạn có thể được tiêm globulin miễn dịch zoster (ZIG) khi bạn tiếp xúc với người bị thủy đậu. ZIG phải được đưa ra trong vòng 4 ngày kể từ lần tiếp xúc đầu tiên. Điều này chỉ được đưa ra nếu bạn chưa có kháng thể chống thủy đậu.

Bạn có thể chủng ngừa thủy đậu nếu bạn không có kháng thể thủy đậu và bạn không có thai. Bạn phải đợi 3 tháng trước khi cố gắng thụ thai.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...