Bí quyết giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Thứ Tư, 13/02/2019 11:47 AM (GMT+7)

Đau xương khớp khi trời lạnh luôn là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, vậy làm thế nào để giảm đau xương khớp khi thời tiết thay đổi?

Empty

Đau nhức xương khớp thường hay tái phát mỗi khi thay đổi thời tiết, đau tăng hơn khi mưa lạnh, ẩm thấp. Bệnh âm ỉ kéo dài, gây mất ngủ, ăn uống kém... nhất là đối với người cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây đau.

Trong điều kiện thời tiết trở lạnh đột ngột, sức đề kháng của cơ thể cũng giảm đi, những cơn đau lại càng khiến người bệnh mệt mỏi hơn. Ngoài ra, vào mùa lạnh, thói quen tập luyện của người bệnh giảm, khiến các khớp không được vận động thường xuyên, máu lưu thông kém. Đây cũng là yếu tố thuận lợi khiến các bệnh về xương khớp tiến triển nặng thêm. Vậy làm thế nào để giảm đau xương khớp một cách hiệu quả?

Bí quyết giảm đau nhức xương khớp vào mùa đông

Làm ấm cơ thể

- Khi trời trở lạnh, bạn cần luôn giữ ấm cơ thể đặc biệt là về đêm và gần sáng. Hãy mặc đủ ấm, sử dụng khăn quàng cổ, găng tay, tất…

- Tắm nước nóng có thể giúp tăng khả năng tuần hoàn ngoại vi, giúp thư giãn cơ, giảm cơn co cứng cơ và thực hiện luyện tập một số cử động của khớp trong nước…

- Chườm nóng: Người bệnh có thể đắp nóng hoặc chườm nóng. Đắp nước nóng bằng túi chườm nóng cho đau ở một hoặc 2 khớp. Thời gian đắp tối đa 20 phút.

- Ngâm chân bằng nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm ấm, làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh khác.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

- Người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D; ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như sữa, các loại đậu.

- Các sản phẩm từ sữa tươi và đậu nành chứa rất nhiều canxi giúp bảo vệ cơ xương và ngăn ngừa viêm khớp.

- Các thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh hay cải xoăn giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp.

- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia…

 - Uống đủ nước mỗi ngày

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn

Empty

-Tâm lý chung là khi bị đau nhức xương khớp người bệnh hay sợ cử động, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh nặng thêm. Do vậy, đau khớp vẫn cần vận động phù hợp để khớp được "hô hấp", mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất từ xương dưới sụn và dịch khớp.

-Những môn thể thao nên tập gồm bơi lội, dưỡng sinh, uốn dẻo nhẹ cơ thể… dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ. Ngược lại, cần tránh bóng đá, bóng chuyền, tennis, mang vác nặng…

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...