Biến chứng tăng huyết áp ở người cao tuổi

Thứ Sáu, 10/11/2023 09:33 AM (GMT+7)

Tăng huyết áp ở người cao tuổi là vấn đề khá phổ biến trong thời buổi hiện nay. Số bệnh nhân mắc bệnh này ngày càng gia tăng. Bệnh tăng huyết áp sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi. Đi cùng với đó là các biến chứng đến từ tăng huyết áp của người già

Trong thế giới hiện nay, tình trạng già hóa dân số diễn ra ngày càng nhanh chóng, số người trên 65 tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều. Song song với tình trạng già hóa dân số là tỉ lệ người có bệnh tăng huyết áp cũng gia tăng không ngừng. Đặc biệt, tăng huyết áp ở người cao tuổi đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý khác nhau và tỉ lệ tử vong cao.

1. Tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi

Song song với tình trạng dân số già là tình trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi trên toàn thế giới. Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2015, tỷ lệ tăng huyết áp chung là 47,3%, chiếm đến 60% ở người trên 60 tuổi và trên 80% ở người trên 80 tuổi.

Tăng huyết áp nói chung và tăng huyết áp ở người cao tuổi nói riêng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Tăng huyết áp là rối loạn bao gồm nhiều yếu tố, người cao tuổi bị tăng huyết áp có sự khác biệt so với các nhóm tuổi khác như:

  • Tăng độ nhạy với muối natri, tăng đáp ứng với điều trị lợi tiểu, giảm hoạt tính hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAA)
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp hơn
  • Tăng độ cứng thành động mạch
  • Rối loạn chức năng nội mô
  • Tăng tần suất tăng huyết áp áo choàng trắng.

2. Nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi

Ðến 90% các trường hợp tăng huyết áp chưa biết rõ nguyên nhân, một số yếu tố ảnh hưởng như:

- Yếu tố gia đình: Tăng huyết áp có tính di truyền, 

- Yếu tố giới tính: Nam giới dễ tăng huyết áp hơn phụ nữ. Tuy vậy, phụ nữ sau khi mãn kinh cũng dễ tăng áp huyết hơn lúc còn kinh.

- Yếu tố tuổi tác: Tăng huyết áp dễ xảy ra sau tuổi 35 tuy nhiên ngày nay thì tỷ lệ người mắc bệnh này cũng trẻ hóa.

- Yếu tố dư cân béo phì: Khi thừa cân béo phì sẽ dễ mắc tăng huyết áp hơn so với người khác.

- Yếu tố mắc bệnh tiểu đường: Tiểu đường và tăng áp huyết như đôi bạn thân, hay đi đôi với nhau, lại cùng nhau phá hoại tim và thận mạnh hơn.

- Uống rượu nhiều: Các khảo cứu cho thấy uống rượu nhiều và thường xuyên có thể đưa đến tăng áp huyết, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não và bệnh thận.

- Ít vận động: Ðời sống thiếu vận động dễ gây béo phì, 

3. Những biến chứng nguy hiểm khi người cao tuổi bị tăng huyết áp

Người cao tuổi sức khỏe thường suy giảm, chính vì vậy tăng huyết áp ở người cao tuổi thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Suy tim là biến chứng đầu tiên, có đến 90% bệnh nhân suy tim với nguyên nhân là tăng huyết áp. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm bởi nó diễn ra thầm lặng trong thời gian dài, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.Đột quỵ.Các biến chứng về não có thể gặp do tăng huyết áp như xuất huyết não, nhồi máu não, thiếu máu não.Tăng huyết áp ở người già có thể gây ra suy thận do màng lọc của tế bào thận bị hỏng dẫn đến tình trạng đi tiểu ra protein.Mạch máu võng mạc bị tổn thương, xuất huyết võng mạc, thị lực suy giảm thậm chí là mù lòa.Tiểu đường và tăng huyết áp thường đi kèm với nhau, chính vì vậy người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh tiểu đường nếu có.

cao-huyet-ap-o-nguoi-gia-1-578x385

4. Phòng tránh và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi

Để cải thiện chất lượng sống cũng như duy trì tuổi thọ dài lâu, việc cân bằng huyết áp là điều vô cùng quan trọng nhất là khi người cao tuổi là nhóm có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Mặc dù tăng huyết áp nguy hiểm nhưng việc điều trị căn bệnh này chủ yếu dựa vào việc thay đổi lối sống hằng ngày. Sau đây là những biện pháp phòng tránh và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi bạn nên biết:

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở người già theo chỉ định của bác sĩ, một vài loại thuốc thường được sử dụng như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch...Người cao tuổi tăng huyết áp nên thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà, điều này giúp theo dõi được tình trạng huyết áp cũng như có sự chuẩn bị cho vấn đề cao huyết áp có thể xảy ra. Tuy nhiên bên cạnh việc kiểm tra huyết áp, người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện và điều trị những vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó có tăng huyết áp.

  • Hạn chế ăn nhiều muối: Nhiều nghiên cứu y khoa chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa muối và tình trạng tăng huyết áp. Khi nạp quá nhiều muối vào cơ thể so với mức cần thiết, lượng Na+ sẽ bị vận chuyển vào tế bào cơ, gây ra tình trạng tăng huyết áp. Ăn nhạt hơn là biện pháp hữu hiệu giúp người già hạn chế tình trạng này xảy ra.
  • Giảm cân: Cân nặng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tăng huyết áp, nghĩa là người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp gấp đôi so với người bình thường. Chính vì vậy việc giảm cân đối với người béo phì và duy trì cân nặng lý tưởng đối với người bình thường là vô cùng quan trọng trong phòng tránh và cả điều trị tăng huyết áp.
  • Bỏ thuốc lá: Lượng cholesterol tốt có trong máu sẽ suy giảm do hút nhiều thuốc khiến nguy cơ đông máu gia tăng và khó nhận biết các triệu chứng đau ngực, khiến người bệnh không kịp thời nhận biết những nguy cơ của cơ thể. Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm hoạt động của hệ thống tim mạch, nhịp tim tăng cao hơn, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho người cao tuổi.
  • Tập thể dục hằng ngày: Rèn luyện cơ thể không chỉ tốt cho người cao tuổi nói riêng mà có nhiều lợi ích cho mọi lứa tuổi. Chỉ cần đi bộ nhanh khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp người cao tuổi phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, tim mạch và cả tăng huyết áp.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều chất xơ, chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại hạt có tác dụng hạ cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê... Các chất này thường gây ảnh hưởng nhất định đến huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi.

Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học cùng lối sống lành mạnh sẽ giúp huyết áp ở người cao tuổi sớm trở lại trạng thái cân bằng và hạn chế tối đa nguy cơ mắc những bệnh lý thường gặp.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...