Buồn vui chuyện những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Thứ Hai, 21/10/2019 08:23 PM (GMT+7)

“Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” là câu nói bông đùa mà những cán bộ dân số thường hay nói với nhau.

 Bởi hàng ngày, họ phải đi khắp hang cùng ngõ hẻm để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về sinh đẻ có kế hoạch để chất lượng dân số ngày càng hoàn thiện hơn.

can-bo-dan-so

Chị Đỗ Thị Hằng - một trong những cán bộ dân số tích cực nhất của tỉnh Thái Nguyên

Vui buồn câu chuyện nghề của những con người thầm lặng

17 năm bám trụ với vai trò cán bộ dân số tại tỉnh Thái Nguyên, chị Đỗ Thị Hằng đã trải qua không biết bao nhiêu vui buồn, thăng trầm của nghề. Chị tâm sự, có lúc muốn buông xuôi, gục ngã vì hiệu quả công việc không như mong muốn. Bởi, với tâm lý "trời sinh voi sinh cỏ" hay "con cái là lộc trời ban", mỗi lần đi gõ cửa nhà để làm công tác giúp mọi người nhận thức về tránh thai thì đi đến đâu chị cũng bị xua đuổi, xa lánh.

Vậy mà, sau bao nhiêu nỗ lực gặp đâu nói đó, hễ có chính sách gì mới là chị tuyên truyền luôn. Với chị em phụ nữ thì chị nhẹ nhàng, thủ thỉ, tỉ tê tâm sự... Còn đối với cánh đàn ông, chị luôn cặn kẽ giải thích cho họ hiểu rằng "chủ động tránh thai là chuyện không của riêng ai". Nam giới cũng đóng vai trò quan trọng, bởi không chỉ người mẹ, mà người cha cũng phải có sức khỏe, có trách nhiệm, có đủ kinh tế thì khi đó, những đứa trẻ được sinh ra mới được được chăm sóc, được ăn no mặc ấm và học hành đầy đủ… Kết quả, hiện tại, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Thái Nguyên áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt tới 70%.

Hay với câu chuyện của chị Trần Thị Phết Em đang công tác ở xã Thạnh Phước, tỉnh Bến Tre. Theo lời chị, bên cạnh việc tuyên truyền bằng văn bản hay nói trực tiếp, chị nghĩ ra cách lồng ghép các chính sách hay các phương pháp ngừa thai vào bài dân ca hoặc dựng thành kịch để mọi người cùng xem. Nhờ vậy mà thôn chị, hầu hết phụ nữ đều biết đến những biện pháp tránh thai an toàn hiệu quả.

Đây là hai trong số rất nhiều bức thư gửi về cho cuộc thi online "Cùng viết nên câu chuyện truyền cảm hứng" nằm trong khuôn khổ chương trình "Chủ động tránh thai, chuyện không của riêng ai". Đây là chương trình sức khỏe cộng đồng do Tổng cục Dân số-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Đoàn Thanh niên CSHCM, với sự đồng hành của Công ty Bayer Việt Nam nhằm lan tỏa thông điệp "Chủ động tránh thai, tròn vai thiên chức" đến khắp mọi miền đất nước.

Chủ động tránh thai, chuyện không của riêng ai

Bằng những thông điệp mang tính nhân văn cùng các hoạt động thiết thực và gần gũi dưới nhiều hình thức như truyền thông trên báo giấy và báo mạng, bác sĩ nói chuyện trên truyền hình và trong hội thảo, clip tuyên truyền, phát hành sổ tay tránh thai,…

Chương trình đã và đang từng bước nâng cao nhận thức của phụ nữ về tầm quan trọng của việc tránh thai an toàn, hiệu quả để có cuộc sống thành công và hạnh phúc hơn. Trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các cán bộ Tổng cục Dân số-KHHGĐ. Cho đến nay, chương trình đã gặt hái được rất nhiều kết quả nổi bật như:

Từ tháng 10/2016 đến nay, Chương trình đã tiếp cận đến khoảng 40 triệu chị em phụ nữ trên cả nước với 2 hình thức tuyên truyền chủ yếu là: Chuỗi Hội thảo tại 19 địa phương và các kênh truyền thông trực tuyến để tăng sự tương tác với các chị em trên khắp mọi nơi.

Chương trình "Chủ động tránh thai, chuyện không của riêng ai" có sự tham gia của bác sĩ chuyên khoa và người nổi tiếng để phổ biến kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục đến chị em trên mọi miền đất nướcNăm 2017, Chương trình đã tổ chức liên tiếp 12 Hội nghị chuyên đề phổ cập kiến thức phòng tránh thai tại 12 tỉnh thành với hơn 1.200 chị em tham gia. Tiếp đó, năm 2018, Chương trình tiếp tục tổ chức thêm 15 buổi Hội thảo, hơn 1.500 chị em phụ nữ đã được phổ biến về kiến thức tránh thai an toàn.

Năm 2018, có sự tham gia của Đoàn Thanh niên CSHCM với vai trò là đơn vị kế thừa đã tích cực hưởng ứng Chương trình. Từ đó, lan tỏa Chương trình sâu rộng đến mọi miền Tổ quốc và giúp các bạn trẻ được trang bị kiến thức tránh thai từ sớm.

Hiện tại, Chương trình đã được tổ chức tại 17 trường Đại học trên cả nước và thu hút hơn 5.534 sinh viên cùng tham gia, hưởng ứng. Trong đó, Đại học Tây Đô là trường có số lượng sinh viên tham gia cao nhất với hơn 3.500 sinh viên.

Cũng trong khuôn khổ Chương trình, rất nhiều các cuộc thi online được tổ chức để củng cố kiến thức cho các cán bộ và chị em phụ nữ sau các hội thảo. Ngoài cuộc thi "Cùng viết câu chuyện truyền cảm hứng" dành riêng cho các cán bộ dân số, còn có cuộc thi: "Phụ nữ Việt nâng cao ý thức chủ động tránh thai" được tổ chức trên website: www.phunusongchudong.suckhoegiadinh.com.vn đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trên cả nước với hơn 139.584 cán bộ dân số tham gia.

Đây không chỉ là sân chơi dành cho các cán bộ dân số chia sẻ những vui buồn trong quá trình công tác, mà còn là nơi truyền cảm hứng cho mọi phụ nữ hiểu hơn về ý nghĩa và lợi ích của việc chủ động tránh thai, chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính bản thân mình. Riêng cuộc thi truyền cảm hứng, tính đến tháng 4/2019 đã có hơn 500 bài viết được gửi về chương trình và có hơn 100 bài dự thi đạt giải thưởng.

Qua các bài dự thi này, chương trình nhận được không ít những câu chuyện vui buồn về cuộc đời thầm lặng của các cán bộ dân số trong quá trình vận động người dân thực hiện nâng cao sự nhận thức sinh đẻ có kế hoạch.

Hầu hết các cán bộ dân số luôn biết rằng dù công việc đó rất gian nan, vất vả, nhưng tình yêu công việc đã giúp họ vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ tròn trách nhiệm với xã hội, quyết tâm cải thiện chất lượng giống nòi và vun đắp thêm hạnh phúc gia đình cho các hộ gia đình ở địa phương.

Duyen

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...