Các công ước quốc tế về Quyền của Người di cư

Thứ Tư, 13/04/2022 11:29 AM (GMT+7)

I. CÔNG ƯỚC THUỘC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)

1. Những công ước liên quan đến người lao động di cư

Là người lao động, những người di cư có thể nại đến các luật lao động được áp dụng tại quốc gia họ làm việc. Có những nguyên tắc chung do Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) thiết lập, chẳng hạn những điều liên quan đến lương bổng, giờ làm, đòi hỏi tuổi tối thiểu, an toàn lao động và sức khỏe là những điều phổ quát cho toàn cầu. Thêm vào đó, một vài điều như tự do và nhân quyền được xem như quyền căn bản của con người. Nguyên tắc tự do liên kết và quyền mua bán chung chiếm một vị trí đặc biệt. Đó là điều phải được tôn trọng, và là điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, ngay cả khi công ước liên quan (Công ước số 87) chưa được phê chuẩn.

Cũng vậy, ngoài quyền tự do khỏi lao động ép buộc hay cưỡng bức (Công ước số 29 và 105), và lao động trẻ em (Công ước số 138), thì quyền có cơ hội và đối xử ngang nhau trong công việc là rất quan trọng đối với người di cư (Công ước số 100 và 111).

Tiếc thay, Công ước số 111 lại cho phép việc đối xử phân biệt giữa những người di cư, bởi vì sự phân biệt căn cứ theo quốc tịch không bị cấm. Dầu vậy, có một tập hợp các tiêu chuẩn chính thức được áp dụng đối với người di cư; những điều này đã được một số lượng đáng kể các quốc gia châu Á phê chuẩn (Cholewinski, 1999).

2. Công ước 97

Như đã đề cập ở trên, từ ‘bản sửa’ được giữ lại trong tựa đề của cả hai, vì thực ra bản văn đó là bản sửa lại của Công ước năm 1939, mà trước đó đã không có hiệu lực. Công ước này bao gồm 23 mục và ba phụ lục. Khi phê chuẩn có thể bỏ các phụ lục này. Trong số các điều khoản liên quan gồm:

– Cung cấp miễn phí thông tin và sự trợ giúp cho người di cư (mục 2)

– Trừng phạt những quảng cáo sai sự thật (mục 3)

– Phải tạo thuận lợi cho người di cư khởi hành, di chuyển, đến nơi (mục 4).

– Cung cấp dịch vụ y tế đầy đủ (mục 5); đối xử công bằng giữa các quốc gia trong điều kiện làm việc, trong việc tham gia vào liên đoàn lao động, ích lợi từ việc mua bán chung và phúc lợi xã hội, tuân theo một vài điều kiện (mục 6); và

– Quyền chuyển tiền và tiết kiệm phải được bảo đảm (mục 9).

Công ước 97, được 42 quốc gia phê chuẩn có phạm vi rất giới hạn. Nó chỉ liên quan đến những lao động di cư được thuê cách hợp pháp, và loại ra những lao động vượt biên, những người chuyên nghiệp và họa sỹ được phép ở ngắn hạn và cả những lao động trên biển. Nó đáp ứng cho triết lý căn bản thời đó, coi di cư là một hiện tượng xã hội tích cực. Thế nên, mục 4 của bản Khuyến Cáo (số 86) còn khuyến khích việc di chuyển công nhân từ những nước thừa lao động đến những nước khan hiếm lao động.

3. Công ước 143

Công ước 143 Về Lao Động Di Cư 143 (những khoản phụ) của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế được chấp nhận năm 1975. Công ước gồm hai phần: phần đầu áp dụng cho tất cả mọi người di cư, nhưng đã được hoạch định cụ thể để bảo vệ người di cư bất hợp pháp. Các chính quyền được kêu gọi trấn áp những tổ chức bí mật thuê và buôn người di cư bất hợp pháp. Luật pháp quốc gia phải bao gồm những khoản trừng phạt dành cho những người chủ thuê người di cư bất hợp pháp cũng như những kẻ môi giới ngầm trong việc buôn bán lao động. Phần hai của công ước chỉ áp dụng cho những người di cư hợp pháp. Mục đích nhắm tới không chỉ công bằng trong đối xử nhưng còn có cơ hội đồng đều (như trong việc tiếp cận việc làm, quyền tham gia công đoàn, quyền về văn hóa, quyền tự do). Điều này gợi lại câu hỏi đối xử công bằng nghĩa là gì, nếu xét đến việc người lao động bị đối xử khác nhau như thế nào ở các quốc gia khác nhau (Bohning, 1989:59).

II. CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI DI CƯ

tải xuống (3)

Cùng mối bận tâm dành cho người di cư bất hợp pháp, – vốn dẫn tới việc phát triển Công ước 143 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế – đã thúc đẩy việc soạn thảo Công ước về việc “Bảo Vệ Quyền Của Tất Cả Lao Động Di Cư và Thành Viên Trong Gia Đình Họ” của Liên Hiệp Quốc(MWC=Migrnat Workers and Members of Their Families Convention).

Nỗ lực nhiều tham vọng và gần đây nhất của cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ người lao động di cư là Công Ước Quốc Tế Về Bảo Vệ Quyền Của Người Lao Động Di Cư Và Thành Viên Trong Gia Đình được Liên Hiệp Quốc chấp nhận vào tháng 12 năm 1990. Công ước bắt nguồn từ ba mối quan tâm ngày càng gia tăng vào những năm 1970: di dân bất hợp pháp tràn lan, phân biệt chủng tộc gia tăng và thiếu tôn trọng nhân quyền. Khởi sự từ năm 1980, quá trình soạn thảo được hoàn tất năm 1990, Công ước bao gồm lời ngỏ và 93 mục, được phân chia thành 9 phần. Từ mối quan tâm đầu tiên dành cho những người di cư bất hợp pháp, Công ước đã mở rộng phạm vi đến mọi người di cư, trong tình trạng hợp pháp hay không, bất kể thực chất việc di cư đó là tạm thời hay lâu dài. Nó cũng bao gồm những phạm trù đặc biệt mà vẫn thường bị loại ra trong những tài liệu trước đó. Nhờ có phạm vi rộng lớn, các điều khoản của Công ước được phân chia thành những phần, giới hạn dần loại người mà Công ước đề cập đến.

Công ước không đưa ra điều mới nào về quyền rời bỏ một quốc gia. Nó nhấn mạnh quyền hồi hương bằng cách định rõ rằng có thể thực hiện ‘bất cứ lúc nào’ và bằng cách nói rõ đó là quyền ‘gia nhập và ở lại’. Bổn phận của một quốc gia là phải đón nhận lại người dân của mình. Công ước đề nghị một sự cải thiện thực sự trong việc bảo vệ chống lại việc trục xuất. Luật nhân đạo đã bao hàm việc cấm trục xuất hàng loạt. Công ước nói rõ hơn rằng việc trục xuất phải xét từng trường hợp. Và theo cách thức soạn thảo bản văn, người ta có thể kết luận là thậm chí cả việc trục xuất tự nguyện nhiều cá nhân cũng bị cấm.

Các Công ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế cũng đòi phải có sự công bằng trong đối xử giữa những người di cư và giữa các quốc gia về vấn đề thù lao, điều kiện làm việc và công việc. Tuy nhiên, Công ước của Liên Hiệp Quốc lại mở rộng sự công bằng này đến cả những người di cư không có giấy phép lao động và cư trú.

Những người di cư hợp pháp còn có thêm những quyền khác. Họ được quyền tiếp cận thông tin về điều kiện nhập cư, nơi ở và những hoạt động có thù lao, không quá lâu sau khi đã được phép nhập cư (mục 37). Họ có quyền được đối xử công bằng dựa theo quốc tịch, trong việc bảo vệ chống sa thải, được nhận trợ cấp thất nghiệp, được tiếp cận các chương trình hành động của cộng đồng (mục 54) và trong việc tham gia những công tác có trả lương (mục 55). Họ cũng được đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận nền giáo dục, đào tạo và hướng nghiệp, nhà cửa, dịch vụ y tế xã hội; có cơ hội tham gia vào đời sống văn hóa (mục 43).

Các thành viên trong gia đình cũng có các quyền tương tự, trừ dịch vụ xếp đặt việc làm, nhà cửa và tham gia vào hợp tác xã. Đối xử công bằng xét về mặt phúc lợi xã hội chính là một khoản nhân quyền; vậy mà, luật pháp quốc gia được dành nhiều linh động trong việc quyết định áp dụng quyền đó. Vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những đòi hỏi phúc lợi xã hội cho những người lao động không có giấy tờ chẳng được các người chủ đáp ứng. Và những người di cư bất hợp pháp cũng chẳng nhận được chút phúc lợi xã hội nào. Về mặt này, các Công ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế tiến bộ hơn so với các lĩnh vực khác, như quyền tự do của người di cư khi tham gia các hoạt động có trả lương (không giới hạn 2 hay 5 năm) và tự do thành lập các tổ chức hay liên đoàn (chỉ người nhập cư hợp pháp mới được phép).

Công ước đã không thể đạt được một bước tiến mang tính quyết định đối với quyền tái đoàn tụ gia đình (mục 44). Tái đoàn tụ không được xác định là quyền của người di cư, nhưng là một khuyến cáo cho các quốc gia. Cũng vậy, chỉ những cặp vợ chồng và những người con vị thành niên còn sống lệ thuộc, chưa kết hôn mới thuộc diện tái đoàn tụ này; những thành viên khác có thể xin xét hưởng đặc ân cho tái đoàn tụ vì lý do nhân đạo.

Về vấn đề phức tạp là giáo dục dành cho con cái người di cư, công ước không tỏ một lập trường nào mà để ngỏ mọi khả năng có thể. Quyền hưởng một nền giáo dục trên nền tảng công bằng giữa các quốc gia là một khoản nhân quyền (mục 29), áp dụng cho cả con cái của những người di cư bất hợp pháp. Chúng không thể bị ngăn không được học hành chỉ vì việc cư trú bất hợp pháp đó. Công ước cũng đề cập những biện pháp để hòa nhập con cái của người di cư vào hệ thống giáo dục của quốc gia thuê lao động, làm sao giúp chúng nắm được ngôn ngữ và văn hóa của quê hương và có một chương trình giáo dục bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

III  KẾT LUẬN

Hiện nay, bảo đảm quyền của người lao động di cư Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của Nhà nước với công dân. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài” nhằm bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Điều đó  đã thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, góp phần nâng cao vị thế chính trị, uy tín của Nhà nước ta đối với thế giới cũng như niềm tin yêu của người Việt Nam ở nước ngoài đối với Đảng và Nhà nước. Đây cũng  là động lực khuyến khích sự đóng góp của đồng bào ở xa Tổ quốc vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để đa dạng hóa các biện pháp bảo hộ công dân, như: rà soát để có định hướng khắc phục những bất cập trong thực thi pháp luật; tiếp tục xây dựng hoàn thiện một chiến lược, chính sách quốc gia có thể liên kết hợp tác quốc tế về lao động nói chung và LĐDC nói riêng; tiếp tục “nội luật hóa” các quy định của “Công ước quốc tế về quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ” (1990); đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, tận tụy và có tâm với người LĐDC; thiết lập sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý trong nước với các quốc gia nhận và gửi lao động Việt Nam.

Trần Giang

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...