Các loại thực phẩm người bệnh tiểu đường type 2 cần tránh

Thứ Hai, 03/08/2020 04:30 PM (GMT+7)

 Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một rối loạn mạn tính, gồm những đặc tính tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa và các biến chứng về thận, thần kinh, tổn thương mắt và các bệnh tim mạch. Đây là một bệnh tiến triển dần dần và kéo dài qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Bệnh tiểu đường type 2 có sự tác động qua lại giữa yếu tố gen, yếu tố môi trường và tuổi. Yếu tố có thể can thiệp được là môi trường, chẳng hạn như chế độ ăn, luyện tập thể dục thể thao, các stress.

Một cách đơn giản hơn, bạn có thể hiểu insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào, giúp các tế bào sản sinh ra năng lượng.

Khi bị tiểu đường, động mạch của bạn rất dễ bị xơ cứng và tắc nghẽn, khiến bạn có nguy cơ rất cao bị các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Do đó, để giảm thiểu hết mức nguy cơ bị biến chứng tim mạch khi bị tiểu đường

suckhoe-1

Chất béo 

Chất béo trans được coi là loại chất béo có hại nhất. Chúng làm tăng cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Chất béo chuyển hóa cũng có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Đồ uống có đường

Nước ngọt, nước hoa quả và nước tăng lực chứa nhiều đường hoặc xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao. Vượt quá định mức mỗi ngày có liên quan đến chứng viêm trong cơ thể, nguy cơ phát triển các bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Khoai tây chiên

Mặc dù muối không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nhưng điều quan trọng đối với người bệnh tiểu đường là hạn chế ăn thực phẩm có nhiều natri, đặc biệt là khoai tây chiên và thịt chế biến (xúc xích, thịt hun khói). Thường xuyên ăn những thực phẩm này làm tăng huyết áp và làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiểu đường.

Rượu

Uống quá nhiều rượu có thể gây ra kháng insulin. Ngoài ra, rượu có thể làm trầm trọng thêm tổn thương thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường.

Ngũ cốc tinh chế

Bột mì trắng và gạo trắng là hai loại ngũ cốc tinh chế được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đối với lúa mì và lúa gạo thì phần dinh dưỡng chứa nhiều enzyme, acid amin, vitamin, chất xơ nhất lại nằm ở lớp vỏ cám bên ngoài và mầm của nó. Thế nhưng ngũ cốc tinh chế lại được chà sát hết lớp vỏ nâu ấy để tăng vị ngon và tăng thời gian sử dụng. Khi vào cơ thể các loại ngũ cốc tinh chế này lập tức biến thành đường khi chúng vào ruột.

Đặc biệt khi dùng các món ăn được chế biến từ bột mì và gạo trắng làm cơ thể chúng ta bị thiếu hụtvVitamin nhóm B (đó là những loại vitamin cần thiết cho việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất đường bột), chúng ta phải huy động nguồn vitamin B lấy ra từ các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn đến hàng loạt rối loạn như: Kích thích thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mỏi cơ, thiếu máu, giảm thị lực, rối loạn nhịp tim, tăng đường huyết...

Nhóm thịt cá

Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Có một vài cách tiếp cận khác nhau để lên một chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường để giữ hàm lượng glucose trong máu (đường huyết) ở phạm vi bình thường.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...