Cách chăm sóc người cao tuổi bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng

Thứ Hai, 28/01/2019 05:32 AM (GMT+7)

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Bệnh này xuất hiện ở tất cả các độ tuổi, trong đó có người cao tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu cách thức chăm sóc người cao tuổi bị viêm loét dạ dày nhé.

Empty

1.Cải thiện chế độ dinh  dưỡng cho người cao tuổi

Đối với người cao tuổi, hệ thống tiêu hóa hoạt động ngày càng kém hiệu quả hơn. Do đó, trong trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng cần phải có chế độ chăm sóc kỹ lưỡng hơn.  Điều này giúp người cao tuổi nhanh phục hồi hơn. Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chăm sóc người cao tuổi.

Nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, được chế biến mềm, loãng dễ ăn.  Trong bữa ăn nên được bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin, protein như ngũ cốc, rau xanh, hoa quả… Bên cạnh đó, cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm cường độ làm việc của dạ dày trong một lúc.

Nếu bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính thì nên nhịn ăn. Bác sĩ sẽ truyền dịch cung cấp  đủ năng lượng đảm bảo sức khỏe. Sau đó có dùng cháo loãng sẽ tốt hơn cho dạ dày.

Ngoài ra, người cao tuổi không nên ăn các đồ cay nóng, hạn chế ăn đồ khó tiêu, các món nhiều dầu mỡ. Không uống rượu bia, nước ngọt có ga hay các chất kích thích khác. Các loại đồ ăn này khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, gây viêm loét nặng hơn.

Một điều bệnh nhân cần chú ý là cần phải nghỉ ngơi khoảng 15 phút sau khi ăn. Không nên vận động quá nhiều khiến dạ dày bị tổn thương.

2.Người cao tuổi bị viêm loét dạ dày - tá tràng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Trong quá trình chữa trị nên tạo được cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.  Khi đó người bệnh sẽ có tinh thần lạc quan hơn, ăn uống sẽ cảm thấy ngon hơn, đảm bảo sức khỏe để chữa bệnh. Chú ý không nên đi ngủ ngay sau khi ăn, vì quá trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn làm cho dạ dày đau hơn.

Empty

Bệnh nhân nên làm những công việc nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, có thể kết hợp những bài tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng phải sau thời gian ăn khoảng 1 giờ.

Người cao tuổi nên đi ngủ đúng giờ, luôn phải giữ ấm cơ thể nhất là phần bụng để tránh bị lạnh gây ra đau bụng hoặc khiến bệnh càng trở nên nặng thêm.

3.Chăm sóc bệnh nhân cao tuổi bằng biện pháp tâm lý

Người thân khi chăm sóc bệnh nhân cần thường xuyên động viên, nhắc nhở để khích lệ tinh thần của họ. Mọi người nên dành thời gian giúp đỡ người cao tuổi khi họ cần, nhắc nhở họ uống thuốc đúng giờ. Và hơn nữa, chúng ta nên khuyến khích người cao tuổi đọc sách, bổ sung thêm thông tin để phòng bệnh và chữa bệnh.

Bài viết trên đây cung cấp cho bạn những cách chăm sóc người cao tuổi khi họ bị mắc bệnh bị viêm loét -tá tràng. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng để có thể  chăm sóc cho những người cao tuổi một cách tốt nhất nhé.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...