Cách chăm sóc và những kiến thức cần trang bị khi nhà có bệnh nhân đột quỵ

Thứ Ba, 22/10/2019 08:40 PM (GMT+7)

Nếu gia đình bạn không may có người bị đột quỵ và bạn là người phải đảm đương công việc chăm sóc bệnh nhân, bạn cần làm gì và trang bị cho mình những kiến thức gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

cham-soc-benh-nhan-dot-quy

Trau dồi kiến thức

Một trong những rào cản lớn nhất đối với người nhà của bệnh nhân sau đột quy là kiến thức về khâu chăm sóc sức khỏe bệnh nhân cũng như căn bệnh đột quỵ. Bạn cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin về việc phục hồi sau đột quy hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia.

Đánh giá nhu cầu của người bệnh và khả năng đáp ứng của bạn

Bạn cần cân nhắc nhu cầu của người thân trên các lĩnh vực như:

Cách thức tắm hay thay đồ cho bệnh nhân

Các loại thuốc

Các bài tập phục hồi cho bệnh nhân sau đột quỵ

Bảo hiểm và chi tiêu tài chính.

Bạn cần nhớ rằng, không phải tất cả mọi việc bạn đều có thể đảm đương. Do đó, hãy nhìn nhận và đánh giá khả năng, tầm hiểu biết của mình để có thể chăm sóc người thân tốt hơn nhé.

Tư thế nằm của bệnh nhân đột quỵ

Tư thế nằm chủ yếu: đệm và giường phải bằng phẳng, đầu giường phải cố định.

Thân người hơi tựa về phía sau, sau lưng và phần đầu đặt một chiếc gối cố định để chống đỡ cho phần lưng và phần đầu. Phía bên khớp xương vai bị liệt từ từ xoay chuyển, nhô lên phía trước. Việc này nhằm để phòng tránh công năng co giật khớp xương.

Tay bị liệt và thân người nâng một góc 90 độ, có thể đặt một chiếc bàn nhỏ bên cạnh giường, đặt tay bị liệt lên, khớp xương khuỷu tay cố gắng duỗi thẳng, bàn tay hướng lên trước.

Khớp xương chân bị liệt tránh co quắp, phần mông duỗi thẳng

Tay khỏe mạnh đặt lên cơ thể hoặc đặt lên gối để tránh áp lực.

Chân bị liệt co lên, đặt lên gối, khớp xương đầu gối và khớp xương mắt cá chân co lại, để cho phía không bị liệt có đủ khoảng không hoạt động. Để phòng tránh bị liệt chịu áp lực quá mức, tránh tạo nên hoại tử

Tư thế nằm cho bệnh nhân sau đột quỵ bị liệt nửa người

Tư thế nằm cho bệnh nhân sau đột quỵ bị liệt nửa người

Tư thế ngồi:

Vị trí phần đầu phải tương đối cố định

Cơ thể hơi nghiêng về phía trước.

Phía khớp xương vai bị liệt từ từ duỗi về phía trước

Tay bị liệt đặt trên đầu gối làm như thế này để phòng tránh bệnh nhân bị sai khớp xương.

Khớp xương đầu gối bị liệt, phần mông hơi co lại, đùi chân đặt lên gối tránh khớp xương chịu áp lực quá lớn, hình thành hoại tử.

Tay khỏe mạnh của bệnh nhân làm sao để cảm nhận dễ chịu và ngủ ngon.

Cẩn trọng vấn đề an toàn

Bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia trị liệu để đảm bảo sự an toàn trong ngôi nhà của bạn. Có thể, bạn cần di chuyển phòng tắm, cầu thang hay loại bỏ những loại thảm lót nền trơn trượt. Thiết kế thanh chắn, tay vịn để hỗ trợ bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn cũng là điều cần cân nhắc để đảm bảo an toàn.

Chuẩn bị tinh thần đối mặt với những thay đổi trong tâm trạng và hành vi

Những mất mát, khó khăn gặp phải sau cơn đột quỵ, dù là tạm thời hay lâu dài, đều là điều không dễ dàng gì đối với bệnh nhân sau cơn đột quỵ.

Do đó, các chuyên gia tâm lý khuyên, bạn đừng nên nói rằng, bạn hiểu cảm giác của họ ra sao, bởi lẽ sự thật là không một ai hiểu được nỗi đau mà người bệnh đã trải qua ngoài chính bản thân họ. Thay vào đó, bạn hãy thể hiện tình yêu thương, sự nhẫn nại và ủng hộ đối với người thân nhé.

Lưu ý vấn đề trầm Cảm

Phần lớn bệnh nhân sau đột quỵ đều có nguy cơ cao mắc trầm cảm. Tỷ lệ mắc phải là từ 30-50%. Trầm cảm tác động lớn đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Vì thế, bạn cần quan sát kỹ những dấu hiệu, biểu hiện lạ ở người thân để có thể kịp thời tìm giải pháp nhé.

Đề phòng nhân tố tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ lần 2

Đột quỵ lần 2 cũng là điều có thể xảy ra. Do đó, người chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau đột quỵ phải hết sức lưu ý để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ lần nữa. Bạn có thể chuẩn bị những bữa ăn tốt cho sức khỏe người đột quỵ, tránh cho bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá, khuyến khích họ vận động và đảm bảo cho bệnh nhân uống thuốc đầy đủ. Bên cạnh đó, nên để ý nếu bệnh nhân có những dấu hiệu đột quỵ để có cách xử lý kịp thời.

 Chăm sóc sức khỏe chính bản thân mình

Càng chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân, bạn càng có khả năng chăm sóc tốt hơn cho người thân. Nếu bạn kiệt sức hay mệt mỏi thì việc chăm sóc sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, đừng vì lo lắng, chăm sóc người thân mà bỏ bê sức khỏe của mình bạn nhé.

Kiên nhẫn với chính mình

Không một ai là hoàn hảo cả. Hơn thế nữa, nếu bạn chưa từng trải qua cú sốc ở người thân như vậy, việc phải học hỏi rất nhiều thứ cũng là điều dễ hiểu mà thôi. Bạn cần trau dồi cho mình nhiều kỹ năng, đồng thời, tin tưởng vào bản thân để có thể trở thành người đồng hành bền bỉ với người thân yêu của bạn.

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ ăn

Người bệnh đột quỵ nên ăn 25-30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.Vừng lạc cung cấp chất béo tốt cho bệnh nhân sau đột quỵVừng lạc cung cấp chất béo tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ

Lượng protein cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa...).Các loại vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa cần được cung cấp thường xuyên. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Kali đặc biệt nhiều trong chuối, đu đủ…Dùng axit folic ít nhất 300mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim so với người dùng dưới 136mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...