Cách nhận diện suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Chủ Nhật, 12/04/2020 07:41 PM (GMT+7)

Suy hô hấp cấp là do phổi không đảm bảo được chức năng hô hấp cho trẻ, suy hô hấp có thể xảy ra ngay sau sinh hoặc sau vài ngày, vài giờ. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh sẽ làm thiếu oxy cho nhu cầu của các cơ quan đặc biệt là tim, não làm ứ đọng CO2 gây toan hô hấp.

suy-ho-hap-o-tre

 Chẩn đoán suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

1.1 Hỏi tiền sử

Sinh non:

Phổi của trẻ sinh non thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt, một chất cần thiết cho sự giãn nở và co lại của phổi. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến hiện tượng khó thở và các vấn đề về hô hấp. Tình trạng phổi của trẻ chưa phát triển đầy đủ khi chào đời, dẫn đến thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt ( surfactant) gọi là bệnh màng trong.

Hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh có thể dẫn đến cơn ngưng thở.

Sức đề kháng của trẻ còn yếu dễ bị nhiễm trùng ( viêm phổi).

Sinh ngạt: Trẻ bị ngạt trong quá trình sinh khiến tuần hoàn phổi giảm, dễ nguy cơ hít.

Sinh mổ: Chậm hấp thu dịch phế nang dẫn tới hiện tượng cơn thở nhanh thoáng qua.

Mẹ vỡ ối sớm, sốt trước sinh, dịch ối đục và có mùi hôi: trẻ sinh ra dễ mắc viêm phổi.

Da tẩm nhuộm phân su: dẫn đến trẻ hít phải phân su.

Mẹ mắc bệnh đái tháo đường: dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp Surfactant gây ra bệnh màng trong.

Trẻ bị nhiễm lạnh, stress, bệnh lý khác: gây ra tăng tiêu thụ oxy.

1.2. Khám lâm sàng

Trẻ thở nhanh >=60 lần/phút. Hoặc có cơn ngưng thở >20 giây hoặc

Rút lõm ngực

Cánh mũi phập phồng

Thở rên( khi thở ra)

Tím tái trung tâm

Đo và theo dõi độ bão hòa oxy trong máu ( SaO2), giúp chỉ định Oxy liệu pháp và sử dụng được lưu lượng oxy tối ưu, là lưu lượng oxy thấp nhất để đạt trị số Sao2 bình thường là 90-96%. Suy hô hấp là SaO2 < 90%.

1.3 Đề nghị xét nghiệm

Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm để xem đây là do các vấn đề về hô hấp hay là do trẻ bị bệnh nhiễm trùng.

Phết máu ngoại biên: nếu như nghi nhiễm trùng huyết.

Xquang tim phổi: giúp phát hiện được các bệnh lý đi kèm hay các nguyên nhân gây suy hô hấp cấp như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, dị vật đường thở, vị trí đặt nội khí quản đúng hay sai.

Khí máu động mạch: khi suy hô hấp thất bại với thở oxy.

Siêu âm tim có thể được thực hiện để xem trẻ có gặp phải các vấn đề nào về tim hay không.

Biến chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng suy hô hấp cấp

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bình thường của trẻ. Trong một số trường hợp, suy hô hấp cũng có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, suy hô hấp gây một số biến chứng như:

Gây mù mắt

Nhiễm trùng máu

Hình thành cục máu đông trong cơ thể

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Tích tụ không khí xung quanh phổi và tim

Xuất huyết não hoặc phổi

Loạn sản phế quản phổi

Viêm phổi

Suy hô hấp nặng cũng có thể dẫn đến suy thận và tình trạng các cơ quan khác phát triển không đúng cách. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, các biến chứng gặp phải ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Vì vậy, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị tốt nhất cho những biến chứng mà trẻ đang gặp phải.

Điều trị và Phòng bệnh

Nguyên tắc điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là dùng surfactant thay thế, hỗ trợ thở ôxy. Ngoài ra, cần áp dụng các phương pháp hỗ trợ như bảo vệ thân nhiệt, dinh dưỡng, hỗ trợ tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng. Điều trị hội chứng màng trong rất khó khăn và tốn kém. Ở Việt Nam, tử vong do loại bệnh này rất cao. Vì vậy việc phòng bệnh rất quan trọng.

Để phòng tránh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp, khám theo dõi thai đều đặn, quản lý tốt thai nghén, giảm tỷ lệ đẻ non, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những trường hợp suy thai, giảm đến mức tối đa những trường hợp ngạt sau đẻ.

Ngoài ra ở các thai phụ có nguy cơ như: Phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất corticoid kéo dài trong thời gian mang thai, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong,... cần được các bác sĩ chuyên khoa khám quản lý theo dõi chặt chẽ để phòng bệnh.

Hội chứng suy hô hấp rất nguy hiểm cho tính mạng của trẻ sơ sinh nên cần được chẩn đoán sớm và xử lý để cứu lấy cuộc sống cho bé càng sớm càng tốt. Để phòng bệnh, các bà mẹ mang thai cần được khám thai và theo dõi thai định kỳ. Khi sinh, phải đến cơ sở y tế, được nữ hộ sinh hoặc bác sĩ chuyên sâu đỡ đẻ. Sau đẻ, cần biết cách theo dõi trẻ, phát hiện những bất thường để xử lý kịp thời.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...