789

Cách phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Thứ Tư, 18/12/2019 08:36 AM (GMT+7)

Cách phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim - hai căn bệnh nguy hiểm, xảy ra đột ngột và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.  

phan-biet-nhoi-moi-co-tim-va-dot-quy-1

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai bệnh lý nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột và gây tử vong cao. Tuy nhiên, do căn nguyên gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim thường liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch nên hiện nay có khá nhiều người nhầm tưởng 2 bệnh này là một, gây ra nhiều bất cập trong cơ cứu. Vậy đột quỵ là gì? Nhồi máu cơ tim là gì? Cách phòng tránh bệnh như thế nào?

Phân biệt đột quỵ và nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là do sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Hầu hết các trường hợp hình thành các cục máu đông là do xơ vữa động mạch hoặc hẹp lòng động mạch, thường xảy ra ở người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, người hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu…

Đột quỵ và nhồi máu cơ tim là hai bệnh lý có liên quan đến cục máu đông gây tắc nghẽn mạch

Ngoài ra, đột quỵ và nhồi máu cơ tim còn giống nhau khi thường xảy ra đột ngột, do đó cần xử trí nhanh. Có lẽ vì thế mà hiện nay có rất nhiều người nhầm tưởng 2 căn bệnh này là một và thường gọi chung là “tai biến” hoặc “ đột quỵ”. Tuy nhiên cần phân biệt rõ đột quỵ và nhồi máu cơ tim để có hướng xử lý kịp thời. 

Mô tả

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi dòng máu trong não bị gián đoạn hoặc giảm do một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi dưỡng nhu mô não bị giảm đáng kể. Nếu tình trạng này kéo dài, sau vài phút, các tế bào não bắt đầu chết.

Nhồi máu cơ tim (cơn đau tim cấp) là một bệnh lý tim mạch, xảy ra khi lượng máu nuôi tim bị cắt đứt đột ngột do một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn bởi các cục máu đông. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tế bào cơ tim bắt đầu chết khiến chức năng bơm máu của tim không toàn vẹn như trước dẫn đến suy tim, sốc tim, đột tử do tim…

Triệu chứng

Đột quỵ: Nhận biết sớm đột quỵ với quy tắc F.A.S.T:

Face (Khuôn mặt): Gương mặt có dấu hiệu mất cân đối khi cười, nhe răng, nói chuyện. Nếp mũi và một bên mặt bị xệ xuống.Arm (Tay): Tay yếu, có dấu hiệu bị liệt, không thể giơ đều hai tay hoặc một bên tay không thể giơ lên được.Speech (Lời nói): Nói lắp, nói không rõ lời, không nói được.Time (Thời gian): Nếu xuất hiện 3 dấu hiệu trên, bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao, cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức. 

Nhồi máu cơ tim:

Đau ngực.

Khó thở.

Chóng mặt, lo lắng.

Tim đập nhanh.

Đau hàm, đau lưng.

Buồn nôn và nôn ói

*Lưu ý: Không phải ai cũng có dấu hiệu nhồi máu cơ tim giống nhau. Cơn đau thắt ngực thường có thể nhẹ, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. 

Hậu quả khôn lường của bệnh

Đột quỵ thường gây hậu quả ảnh hưởng ở não, gây tê liệt một phần hoàn toàn bộ cơ thể. Một số biến chứng như:

Phù nề não

.Động kinh.

Suy giảm nhận thức

Mất chức năng ngôn ngữ.

Tay chân bị co cứng, khó vận động.

Chứng nghẽn mạch máu (DVT).

Nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến dòng máu đi nuôi cơ thể, gây tử vong cao.

Các biến chứng của bệnh:

Rối loạn nhịp tim.

Các biến chứng suy bơm.

Vỡ thành tự do tâm thất, thủng vách liên thất, phình thành thất, hở van hai lá.

Các bloc nhĩ thất.

Suy tim. 

Cấp cứu

Cần đưa bệnh nhân cấp cứu y tế ngay lập tức, tránh bỏ lỡ thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ khiến não tổn thương nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao.

*Lưu ý:

Không để người bệnh té.

Không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu tại nhà.

Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây tắc đường thờ.

Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm nào.

Nhồi máu cơ tim:

 Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc các bệnh tim mạch, nếu có triệu chứng nhồi máu cơ tim cần dùng thuốc được bác sĩ chỉ định.

Trong khi chờ đợi xe cấp cứu, người nhà không nên tự ý sơ cứu nến chưa được đào tạo vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 

Cách phòng tránh bệnh đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh đột quỵ, bệnh nhồi máu cơ tim là các bệnh lý cấp tính nguy hiểm và đang có dấu hiệu trẻ hóa, không chỉ khoanh vùng ở đối tượng là người cao tuổi . Vì vậy, mỗi người chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Để bảo vệ sức khỏe trái tim, mỗi người nên chủ động tầm soát tim mạch định kỳ

Đối với người có bệnh tim mạch cần tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Người khỏe mạnh cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm nhất các nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng.

Bên cạnh đó, cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu…Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các nhóm thực phẩm có lợi như thực phẩm giàu omega-3, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây và tránh những món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn. Ngoài ra, cần bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ bệnh tái phát.

Thường xuyên tập luyện thể dục cũng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý chỉ lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như tập dưỡng sinh, đi bộ, yoga…

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...