Cách phân biệt nấm độc nấm thường khi đi chợ

Chủ Nhật, 19/07/2020 01:00 PM (GMT+7)

Mua nấm nhìn thấy những dấu hiệu này, bạn cần bỏ ngay kẻo hối hận không kịp.

Ăn phải nấm độc rất nguy hiểm vì có thể gây tiêu hủy hồng cầu, bạch cầu, tế bào thần kinh, tế bào gan...

Ngộ độc nấm chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi.

Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta.

Dấu hiệu nhận biết nấm độc: Có 3 đặc điểm thường nhận thấy ở các loài nấm độc:

- Thứ nhất, nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc.

cong-suc-khoe-1

- Thứ hai, bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm.

- Thứ ba, bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm và trong môi trường đất đai, khí hậu.

Chúng ta cần lưu ý, đặc trưng của nấm độc là: Màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, khi hái về dễ đổi màu, ép nước ra đục như sữa bò. Nấm không độc đa số có màu trắng, màu nâu nhạt, màu giấy cũ, khi bóp ra nước trong như nước lọc.

Dấu hiệu bị ngộ độc nấm

Ngộ độc nấm có biểu hiện sớm và muộn.

- Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ.

- Biểu hiện muộn xuất hiện sau từ 6 – 40 giờ, trung bình 12 giờ sau khi ăn.

- Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm. Dấu hiệu xuất hiện sau 20 – 30 phút như nạn nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi tanh hôi, người mệt lừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê.

- Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức độ ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tránh ngộ độc nấm

- Không tự hái dùng nấm mọc tự nhiên mà mình không biết chắc chắn an toàn. Nên ăn các loại nấm quen thuộc.

- Ngay cả với nấm hái về hay nấm mua về, nên luộc qua nước sôi trước khi chế biến để giảm bớt và đề phòng độc tính.

- Không nên uống rượu khi ăn nấm vì một số loại nấm dại không độc nhưng có thành phần gây phản ứng hóa học với rượu sinh độc tính. Và rượu cũng làm tăng độc tính trong trường hợp ngộ độc nấm.

- Sau khi ăn nấm nếu thấy có biểu hiện khó chịu nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế sớm nhất. Nếu cần thiết dùng các phương pháp sơ cứu để giảm nhẹ mức độ ngộ độc trước khi đưa đến bệnh viện.

 Nếu có điều kiện nên cho chó, mèo hay gà ăn thử nấm nếu thấy chúng có biểu hiện lạ hoặc bị chết thì tuyệt đối không ăn nấm. Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không.

Các địa phương cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền để bà con có ý thức phòng ngừa ngộ độc nấm.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...