Chăm sóc sức khỏe toàn dân bằng đẩy mạnh y tế dự phòng

Chủ Nhật, 01/11/2020 07:07 AM (GMT+7)

Công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân không thể thiếu đi công tác chuẩn bị y tế dự phòng

Hiện nay, tại mỗi địa phương, công tác y tế dự phòng đều được triển khai mạnh mẽ và đồng bộ. Mỗi tỉnh, thành phố đều có các đồng chí chủ chốt để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt nhất: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì hội nghị tại Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND thành phố Đặng Việt Dũng chủ trì tại điểm cầu Đà Nẵng.

Mục tiêu đề ra giai đoạn 2016 – 2020 được thực hiện ra sao?

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, năm 2015 ngành đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, hoàn thành 2/2 chỉ tiêu Quốc hội giao:

Tỷ lệ số giường bệnh: 30,5 giường/1 vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm xuống dưới 15,0%, đạt 14,1%; đẩy mạnh thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ tuyến trên xuống tuyến dưới để nâng cao chất lượng, trình độ tuyến dưới, giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên; 75,3% dân số tham gia BHYT; thực hiện đổi đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

cham-soc-suc-khoe-toan-dan

Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao, là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế, công nhận đạt tiêu chuẩn cơ quan quản lý quốc gia về vắc xin. Cùng với tiếp tục triển khai hiệu quả các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng được duy trì trên 90%, hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi trên toàn quốc, đạt tỷ lệ 98,2%, thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh…. tình hình mắc và tử vong của hầu hết các bệnh truyền nhiễm lưu hành năm 2015 đều giảm so với cùng kỳ năm 2014 và trung bình giai đoạn 2011-2014. 

Ngành đã chỉ đạo quyết liệt, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch ở trong nước, kiểm soát không để các dịch bệnh mới nổi: Ebola, H7N9, Mers-CoV... xâm nhập vào Việt Nam trong điều kiện các nước trong khu vực có dịch; chủ động giám sát và phòng, chống, không để dịch lớn xảy ra; bước đầu triển khai dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm có hiệu quả.

Trong năm, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Ngành đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện hàng chục ngàn cơ sở vi phạm; xử lý vi phạm hành chính với nhiều hình thức khác nhau như cảnh cáo, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép, tiêu hủy sản phẩm, đình chỉ lưu hành sản phẩm, tạm dừng hoạt động, phạt tiền với tổng số khoảng 48,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng sản xuất, buôn bán, nhập lậu thực phẩm bẩn, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mục tiêu đến năm 2020, ngành Y tế tập trung giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao; hiện đại hóa và kết hợp chặt chẽ giữa YHCT và y học hiện đại, giữa phòng bệnh và chữa bệnh. Hoàn thành việc chuyển ngân sách cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, ưu tiên ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số… tham gia BHYT, thực hiện BHYT theo hộ gia đình nhằm tăng độ bao phủ, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân,  giảm tỷ trọng chi tiêu tiền túi xuống dưới 40% tổng chi cho y tế vào năm 2020.

Những hành động cần phải thực hiện ngay

Kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của ngành Y tế trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng. Trước thực tế Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển về nhiều mặt, trong đó có y tế, Thủ tướng nhấn mạnh trong giai đoạn 2016-2020, ngành y tế cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh theo lộ trình. Tập trung, ưu tiên đầu tư để tạo bước chuyển biến toàn diện về tổ chức, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu; phát triển đội ngũ bác sỹ gia đình và lồng ghép mô hình bác sỹ gia đình vào y tế tuyến cơ sở. Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng; chủ động phòng chống các bệnh dịch xâm nhập từ bên ngoài; giám sát, phát hiện sớm, dập dịch kịp thời không để dịch bệnh lớn xảy ra.

Đồng thời, tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong công tác phòng bệnh và khám, phát hiện và điều trị; đổi mới mô hình tổ chức, quản lý an toàn thực phẩm, dược, vaccin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế. Phát triển công nghiệp dược, bảo đảm đủ thuốc, sử dụng có hiệu quả nguồn dược liệu trong nước cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội. Nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.

Phương Dung

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...