Chế độ nghỉ thai sản ở các nước phát triển

Thứ Sáu, 04/11/2022 07:12 AM (GMT+7)

Ở một số nước châu Âu, thời gian nghỉ phép thai sản của ông bố tương đương bà mẹ và họ cũng được nhận thêm trợ cấp, tiền lương.

Theo Euronews, luật của Liên minh châu Âu nhằm cân bằng giữa công việc và cuộc sống được thông qua vào tháng 6/2019, thời gian nghỉ sinh tối thiểu 10 ngày áp dụng cho tất cả nước trong khối từ tháng 8/2022. Quy định này có mục đích khuyến khích sự chia sẻ bình đẳng về thời gian nghỉ làm, trách nhiệm với con cái giữa nam giới và phụ nữ.

1. Người cha nghỉ có lương khi vợ sinh con, kèm theo trợ cấp

Tây Ban Nha là một trong những quốc gia đi đầu đề cập vấn đề bình đẳng giữa cha và mẹ. Tháng 1/2021, thời gian nghỉ sinh con của ông bố, bà mẹ tối đa là 16 tuần. Trong suốt khoảng thời gian này, người lao động được hưởng lương, đóng bảo hiểm đầy đủ. Các ông bố tại Italy được nghỉ làm 10 ngày nguyên lương và đây là quy định bắt buộc, không muốn cũng phải thực hiện. Quy định này được đưa ra vào năm 2021, tăng thời gian nghỉ có lương thêm 3 ngày so với trước đó. Ngược lại, các bà mẹ có thời gian nghỉ thai sản là 5 tháng và thời gian này được hưởng 80% lương. Nếu đứa trẻ không được mẹ chăm sóc, người cha sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản tương tự. Từ năm 2021, giới chức Pháp cũng đưa ra chế độ nghỉ dưỡng thai có hưởng lương dài hơn nhằm cho phép các ông bố tham gia nhiều hơn vào hoạt động chăm sóc con cái, giảm bớt bất bình đẳng về gánh nặng nuôi dưỡng con. Quy định mới của nước này đã tăng gấp đôi thời gian nghỉ thai sản của người cha lên tối đa 28 ngày và bắt buộc nghỉ một tuần. Trong đó, 3 ngày nghỉ sẽ được công ty trả 100% lương, còn lại, phần lớn chi phí do hệ thống an sinh xã hội chi trả. Tại Đức, các ông bố không có chế độ nghỉ sinh con. Tuy nhiên, họ có thể nghỉ phép năm để chăm sóc con cái lên đến 14 tháng và được nhận thêm trợ cấp 300-1.800 euro. Trong thời gian này, người sử dụng lao động không được phép đuổi việc họ. Thời gian nghỉ thai sản của các ông bố tại Lithuania là 30 ngày và được trả bằng 77,58% lương, tối đa 2.460,84 euro. Một phụ huynh cũng được nghỉ phép có lương để chăm sóc con cái trong tối đa hai năm. Nếu cha mẹ chọn làm một năm, họ sẽ nhận được 77,58% tiền lương trong thời gian này. Nếu họ nghỉ cả hai năm, họ sẽ được nhận 54,31% tiền lương cho năm đầu và 31,03% cho năm thứ hai.

che-do-thai-san-cho-chong_0503172309

2. Mẹ không nghỉ hết phép có thể chuyển cho bố

Đây là quy định linh hoạt mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Các ông bố của Ba Lan được nghỉ thai sản hai tuần. Trong khi đó, người mẹ được hưởng quyền lợi nghỉ là 20 tuần với thời gian tối thiểu bắt buộc là 14 tuần. 6 tuần còn lại các bà mẹ có thể chuyển cho ông bố. Chính phủ Ba Lan có kế hoạch triển khai những thay đổi trên vào tháng 8/2022 để tuân thủ quy định của EU. Truyền thông Ba Lan cho hay theo dự thảo thay đổi Bộ Luật Lao động, mỗi phụ huynh sẽ được đảm bảo 9 tuần nghỉ phép và không được chuyển cho người còn lại. Thời gian nghỉ phép của cha mẹ cũng sẽ được tăng từ 32 tuần lên 41 tuần, tiền trợ cấp thai sản cũng tăng lên 70%.

Bungari cũng cho phép người cha được nghỉ hưởng lương trong vòng 15 ngày kể từ thời điểm con của họ chào đời. Bà mẹ được nghỉ thai sản tối đa 410 ngày. Nếu con đủ 6 tháng, mẹ có thể chuyển thời gian nghỉ thai sản còn lại cho bố. Thời gian nghỉ thai sản ở Ireland là hai tuần. Trợ cấp cho người cha lên tới 250 euro mỗi tuần. Một số người sử dụng lao động có thể trả toàn bộ tiền lương trong thời gian các ông bố nghỉ chăm con, song đây không phải quy định bắt buộc. Các ông bố cũng có thể nghỉ phép chăm con không lương lên tới 26 tuần.

Thụy Điển là quốc gia đi đầu của EU trong các chính sách cân bằng thời gian nghỉ thai sản giữa các ông bố và bà mẹ. Đất nước này không sử dụng quan niệm nghỉ thai sản hay nghỉ sinh con. Thay vào đó là thuật ngữ ngày nghỉ phép của cha mẹ và không của sự chênh lệch thời gian giữa nam hay nữ. Cha mẹ được hưởng tổng cộng 480 ngày nghỉ có lương, mỗi phụ huynh có 240 ngày. Trong số này, 90 ngày là mức tối thiểu. Nếu một trong hai phụ huynh không nghỉ hết 90 ngày này, số ngày phép còn thừa cũng không được chuyển cho người còn lại. Cha, mẹ đơn thân có quyền lợi hưởng đủ 480 ngày.

Tại Anh, người cha được nghỉ phép thai sản lên đến hai tuần. Ngoài ra, giới chức cũng có chế độ nghỉ phép chung cho cha mẹ, trong đó, họ được quyền chia sẻ tối đa 50 tuần nghỉ phép và 37 tuần lương. Hungary cho phép các ông bố được hưởng chế độ nghỉ thai sản 5 ngày. Sau đó, họ có thể nghỉ không lương cho đến khi con 3 tuổi. Cha hoặc mẹ được phép có thêm lương đến khi con của họ đủ 2 tuổi. Số tiền này được tính bằng 70% thu nhập trước đó, sao cho không vượt quá 70% của hai lần mức lương tối thiểu. Từ đầu năm 2022, các ông bố ở Cộng hòa Séc được nghỉ thai sản hai tuần. Nếu họ đã thanh toán cho bảo hiểm xã hội, họ sẽ nhận được 70% tiền lương của họ. Chế độ nghỉ phép của cha mẹ cũng được dành cho ông bố hoặc bà mẹ, kéo dài tối đa 3 năm. Trong thời gian đó, cha mẹ có thể nhận khoản trợ cấp lên tới 12.336 euro. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của EU vẫn cho hay cha mẹ đồng giới ở một số quốc gia vẫn bị phân biệt đối xử, ví dụ Hungary và Bulgaria không áp dụng quy định với những trường hợp này. Bởi các cặp đôi đồng giới không được phép kết hôn, nhận con nuôi ở Hungary, họ không đủ điều kiện để được hưởng quyền lợi theo chế độ ngày nghỉ của cha mẹ.

cach-tinh-muc-huong-che-do-thai-san-cho-nam-chong-moi-nhat

3. Những nước phát triển không có chế độ nghỉ thai sản cho người cha

Không phải quốc gia phát triển nào cũng có những quy định về nghỉ thai sản đối với người cha. Thuỵ Sỹ nằm trong số các nước giàu không có chế độ để nam giới nghỉ để thực hiện nghĩa vụ làm cha."Chúng tôi không thấy có mối liên hệ gì giữa mức độ thịnh vượng của một quốc gia với việc nước đó có các chính sách chăm sóc gia đình tốt tới mức nào," Gromada nhấn mạnh.Mỹ là nước thực sự không hề có khái niệm gì về việc cha nghỉ chăm con. "Hoa Kỳ là quốc gia có thu nhập cao duy nhất trên thế giới không trao cho nam giới quyền nghỉ bất kỳ một ngày nào vì lý do có con mới sinh," Gromada nói. Các công ty đơn lẻ có thể cho nhân viên nghỉ chăm con, nhưng đó là chính sách riêng của công ty chứ không phải do luật định.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...