789

Chỉ số hồng cầu, bạch cầu là gì?

Thứ Tư, 25/12/2019 06:22 PM (GMT+7)

Hồng cầu trong máu có nhiệm vụ mang oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Số lượng hồng cầu biểu thị tình trạng máu của bạn trong cơ thể có thiếu hay không, cũng như các bệnh lý khác trong cơ thể. Còn bạch cầu có chức năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu.

bạch-cau

Chỉ số hồng cầu là gì?

Hồng cầu là thành phần chiếm đa phần số lượng lớn trong tế bào máu với nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Bởi vậy, hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể hàng ngày. Khi số lượng hồng cầu hay chỉ số RBC ít hay nhiều hơn so với tiêu chuẩn đều cho thấy những dấu hiệu bất thường từ cơ thể.

Chỉ số hồng cầu thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9 x 1012 tế bào/l. Giá trị chuẩn của chỉ số RBC ở trẻ sơ sinh là 3.8 M/μl, với nữ giới là 3.9 - 5.6 M/μl, còn với nam giới là 4.5 - 6.5 M/μl.

 Ý nghĩa của chỉ số hồng cầu

Trường hợp chỉ số RBC tăng

Khi số lượng hồng cầu vượt mức trên hay nói cách khác là chỉ số RBC cao hơn thường xảy ra không nhiều, hồng cầu tăng số lượng có thể dẫn đến cô đặc máu trong trường hợp bị mất nước, nôn nhiều, đi ngoài hay bị bệnh đa hồng cầu thực. Ngoài ra, số lượng hồng cầu tăng còn có thể dẫn đến một số bệnh như gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi như bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi hay tình trạng thiếu oxy. Những người sống ở vùng núi cao hoặc vận động viên sử dụng doping thường có chỉ số hồng cầu tăng so với bình thường.

Trường hợp chỉ số RBC giảm

Trong trường hợp chỉ số RBC giảm so với mức chuẩn có thể là biểu hiện tình trạng thiếu máu, mất máu nguyên nhân do chảy máu tiêu hóa ở dạ dày hoặc tá tràng. Một số chẩn đoán cho thấy tình trạng ít hồng cầu là máu bị thiếu sắt, axit folic hay vitamin B12. Nhiều trường hợp số lượng hồng cầu giảm ho bị hủy hoại bởi các tác động của một nhân tố đồng thời nào đó. Ở phụ nữ mang thai, người già, bệnh nhân bị suy tủy, thấp khớp cấp, thận, ung thư thường có dấu hiệu chỉ số RBC giảm dưới mức chuẩn.

Các chỉ số đánh giá hồng cầu quan trọng khác

Bên cạnh đó, để đánh giá hồng cầu, trong xét nghiệm tổng phân tích máu, còn có thể dùng hai chỉ số MCV và MCH. Trong đó MCV để đánh giá kích thước hồng cầu lớn, nhỏ hay bình thường, còn MCH đánh giá màu sắc hồng cầu đậm, nhạt hay bình thường. Nếu chỉ số MCV, MCH thấp hơn bình thường, người bệnh có thể được chẩn đoán bệnh hồng cầu nhỏ, thường gặp trong người thiếu chất sắt, người mang gen Thalessemia... Ngược lại nếu MCV, MCH cao hơn bình thường nghĩa là hồng cầu to có thể chẩn đoán có bệnh lý về gan, nghiện rượu bia, thiếu vitamin B12, thiếu axit folic...

Xét nghiệm máu

Ngoài ra trong xét nghiệm tổng phân tích máu, chúng ta có thể biết thêm một số ý nghĩa của các chỉ số quan trọng như hemoglobin (HGB), hematocrit (HCT)... Đây là các chỉ số có ý nghĩa quan trọng, HBG thể hiện lượng huyết sắc tố có trong máu, là chất đạm có trong hồng cầu. Chất này cho phép vận chuyển O2 từ phổi đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế về phổi. Khi HGB dưới mức chuẩn là biểu hiện để chẩn đoán thiếu máu. Trong khi đó HCT cho biết thể tích máu, hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm. Chỉ số HCT vượt mức là biểu hiện của tình trạng thiếu nước hoặc có thể bạn bị mắc một loại ung thư nào đó. Để xác định chuẩn thì bạn cần được làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác hơn.

Xét nghiệm tổng phân tích máu là xét nghiệm thường quy nên được thực hiện thường xuyên để có thể biết tổng quát tình trạng sức khỏe, cũng như phát hiện sớm các bệnh. Sau khi phát hiện các bất thường trong các chỉ số máu, các xét nghiệm chuyên sâu, cũng như các phương pháp cận lâm sàng sẽ được chỉ định để xác chính xác tình trạng bệnh. Bởi vậy xét nghiệm tổng quát máu định kỳ là điều không thể thiếu để đảm bảo sức khỏe ổn định.

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu là thành phần không thể thiếu trong máu của mỗi người. Với chức năng bảo vệ cơ thể bằng khả năng phát hiện và tiêu diệt các vật lạ gây bệnh trong máu ở khắp cơ thể. Bởi vậy mà có nhiều hơn một loại bạch cầu trong máu của con người. Tuổi thọ của các bạch cầu sẽ kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng tùy theo chức năng nhiệm vụ của nó.

Có loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào nghĩa là ăn các vật thể lạ, loại bạch cầu khác lại có nhiệm vụ nhớ để lần sau có vật lạ xâm nhập thì sẽ bị phát hiện nhanh chóng, để loại bạch cầu khác tiêu diệt. Cũng có loại bạch cầu tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh. Bạch cầu không chỉ ở trong máu mà một số lượng lớn các bạch cầu còn được sản sinh tại tủy xương, cư trú tại các mô của cơ thể để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ.

Có thể phân loại bạch cầu thành các loại theo chức năng và nhiệm vụ của nó trong máu. Cụ thể có bạch huyết bào -T (T-lymphocytes) điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư. Bạch huyết bào- B (B-lymphocytes) sản sinh kháng thể. Bạch cầu trung tính chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý các mô nếu bị tổn thương. Bạch cầu đơn nhân to kết hợp cùng các bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm, cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.

Số lượng bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu?

Về số lượng bạch cầu trong máu hay còn gọi là chỉ số WBC trong xét nghiệm tổng phân tích máu bình thường từ 6-9 k/ μL (6 ngàn đến 9 ngàn trong 1 micro lít máu). Trong khi xét nghiệm tổng phân tích máu nếu kết quả chỉ số WBC là 40 – 10 Giga/L thì rất có thể bạn đã bị viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh về bạch cầu như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu, hoặc thiếu máu, nhiễm khuẩn ...Trong các trường hợp này bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh chính xác, cụ thể.

Ý nghĩa số lượng bạch cầu trong máu

Số lượng bạch cầu tăng do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng, các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp xe gan. Trong một số trường hợp có thể bạn đã bị mắc các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính hay mạn tính. Bệnh bạch cầu tăng cao là do hiện tượng số lượng bạch cầu tăng cao quá mức so với bình thường. Khi này người bệnh sẽ có các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, khó chịu, căng thẳng. Người có chỉ số bạch cầu cao thường bị sốt vặt, đi kèm với sự nhiễm trùng trên cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh còn có hiện tượng thở yếu, yếu cơ, khó lành vết thương, xuất hiện bầm tím mặc dù không va đập và chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Đối với bạch cầu giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung bình rất thấp. Ngoài ra bệnh bạch cầu trung tính cũng là một dạng bệnh phổ biến, tế bào trắng được tạo ra từ tủy xương, di chuyển đến máu, các khu vực bị nhiễm trùng. Loại này tiết ra những chất tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Người có số lượng bạch cầu dưới 1500 thì được gọi là giảm bạch cầu. Các trường hợp người bệnh lao, bệnh nhiễm trùng, bệnh sốt xuất huyết, hay nhiễm một số loại virus như Epstein-Barr, cytomegalovirus, viêm gan và virus HIV thường có lượng bạch cầu giảm.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...