Chú ý móng tay để biết trẻ đang gặp vấn đề gì về sức khỏe

Thứ Bảy, 31/08/2019 02:00 PM (GMT+7)

Móng tay, móng chân của trẻ rất mỏng và nhạy cảm, nhìn vào đây bạn có thể biết được phần nào tình hình sức khỏe của con để biết bé có thiếu chất hay không.

Bất thường về móng báo hiệu trẻ đang thiếu chất

Dưới đây là những dấu hiệu được cho là bất thường về móng ở trẻ mẹ cần lưu tâm.

1. Móng nhiều đường kẻ sọc

Nếu mẹ để ý thấy móng của trẻ có một số đừng kẻ sọc mảnh, màu sáng đều từ đáy móng tới đầu ngón tay nghĩa là trẻ đang bị thiếu vi chất là sắt và kẽm. Lời khuyên hữu ích cho mẹ lúc này là nên thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ. Mẹ cần cho trẻ ăn đúng cách để có thể tăng hấp thụ, tránh tương tác.

Nguồn sắt lý tưởng cho trẻ là tôm, mực, nấm hoặc mẹ có thể kết hợp trái cây giàu vitamin C với thực phẩm chứa sắt, nhờ vậy sắt sẽ hấp thu tốt hơn vào cơ thể trẻ.

2. Móng mềm, dễ gãy

Biểu hiện này cho thấy trẻ đang thiếu vitamin A, vitamin B6, vitamin C và D. Vì vậy, mẹ thấy trẻ rất dễ bị gãy đầu móng tay, dễ uốn cong móng, móng trông rất mỏng.

am-mong-500x300

Móng tay mềm, mỏng, dễ gãy báo hiệu trẻ đang thiếu vitamin A, vitamin B6, vitamin C và D

Thay đổi khẩu phần ăn cũng là cách hay nhất để giúp móng khỏe trở lại và tăng sức đề kháng cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng trái cây, các loại rau xanh đậm, lá mềm, ít gân. Mẹ cũng lưu ý, nên nấu canh cho trẻ ăn thay vì xào vì xào sẽ khiến thực phẩm mất chất và trẻ khó hấp thu vi chất.

Để cung cấp đầy đủ vitamin D nên cho trẻ tắm nắng hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, rau xanh.

3. Da xung quanh móng tróc lở

Mẹ sẽ thấy phần da xung quanh móng của trẻ mỏng, dễ tróc lở, có lúc xuất hiện ửng đỏ và sưng. Điều này cho thấy trẻ đnag thiếu vitamin B3 hoặc kẽm, tryptophan.

Lời khuyên cho mẹ là nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin B3 như trái bơ, gan heo, cá hồi, đậu hà làn hoặc thực phẩm chứa tryptophan là các loại hạt, đậu nành luộc, thịt gà.

4. Móng có phần sáng, phần tối

Nếu móng có phần sáng phần tối và thường phần đầu móng thâm đen, đáy móng sẽ đục đồng màu. Như vậy, bé đang có nguy cơ suy dinh dưỡng. Quan sát thể trạng của bé, nếu bé gầy yếu, da xanh, biếng ăn thì cần cho bé khám ngay vì có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên, trong tình huống này, mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy thử thay đổi khẩu phần ăn của trẻ trong 2 tháng, sau 2 tháng nếu không có tiến triển mẹ mới đưa đi bác sĩ. Theo đó, mẹ nên bổ sung thêm tinh bột, chất đạm, chất béo đầy đủ trong mỗi bữa ăn cho trẻ. Tăng cương các loại hải sản như cá hồi, cá thu, cá chép.

5. Có một số vệt trắng trên móng

Trên móng bé xuất hiện một số vệt trắng có thể hằn sâu và móng. Điều này chứng tỏ bé đã bị thiếu hụt chất lâu dài, phần đáy móng có thể bị bong tróc 1 phần vẩy. Chất bé đang thiếu hụt là đạm, kẽm hoặc vitamin B12, omega3.

Lời khuyên cho mẹ lúc này là thêm khẩu phần đạm vào bữa ăn của trẻ như cá, trứng, thịt. Đồng thời mẹ đừng quên thực phẩm giàu omega3 hay kẽm như cá hồi, cá thu, cá chép, nấm, tôm, mực, đậu đen, rau xanh có viền lá dày, gân nhiều.

Cách chăm sóc móng cho trẻ đúng cách

2-1722

Lựa chọn thời điểm cắt móng tay cho trẻ

Thường thì các mẹ nên cắt móng tay cho bé sau khi tắm bởi chúng mềm hơn và dễ cắt hơn. Khi cắt móng cho trẻ. Thời điểm tốt nữa để cắt móng tay cho trẻ là khi trẻ ngủ say bởi đây là thời điểm mà tay của trẻ thả lỏng hoàn toàn, bàn tay mở rộng.

Hãy giữ thật chắc tay trẻ khi cắt móng

Việc giữ tay trẻ trong khi cắt móng nhằm để cho ngón tay bé không trượt khỏi bàn tay bạn không đúng lúc, hãy dùng chiếc khăn giấy. Nếu như cạnh móng nhọn hoặc quá dài, hãy dùng giũa nhỏ để làm bằng lại.

Hãy tránh cắn móng tay của trẻ

Một số cha mẹ, đặc biệt là những bà mẹ sợ cắt móng tay cho trẻ, thường dùng phương pháp cắn móng tay. Mặc dù việc này dễ hơn việc sử dụng bấm móng tay nhưng các bác sĩ không khuyến cáo.

Bởi bất kỳ khi nào bạn đặt ngón tay của trẻ vào miệng mình thì bạn đang làm tăng nguy cơ truyền vi khuẩn từ miệng vào những vết đứt rất nhỏ trên tay trẻ mà có thể bạn không để ý. Điều này sẽ khiến trẻ bị ốm hoặc nhiễm trùng đấy nhé!

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Tại sao sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn 'dính bầu'?

“Chuyện ấy” thường thú vị và đầy cám dỗ nhưng cũng có thể mang tới những muộn phiền và kết cục không...

Rối loạn kinh nguyệt khi dùng viên uống tránh thai hàng ngày có sao không

Viên uống tránh thai hàng ngày là biện pháp ngăn ngừa thai đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay.

Rong kinh khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?

Tôi có con đầu lòng hơn 1 tuổi, chưa muốn sinh tiếp nên đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử...

Sứ mệnh kép của những chiếc bao cao su

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng các...