789

Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thứ Bảy, 31/08/2019 12:58 PM (GMT+7)

Chuột rút thường bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ và xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thường nhiều hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu.

chuot-rut-khi-mang-thai

Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở bà bầu, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Chuột rút thường không gây nguy hiểm và thường tự hết sau khi sinh em bé, tuy nhiên nó gây đau nhức cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mẹ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những lời khuyên hữu ích giúp giảm chuột rút khi mang thai.

1. Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai

Chuột rút là hiện tượng các cơ bị co thắt đột ngột gây đau nhức cho người mẹ, thường xảy ra ở bàn chân, bắp chân, đùi, cơ bụng. Chuột rút thường bắt đầu xuất hiện vào tháng thứ 3 của thai kỳ và xuất hiện nhiều hơn khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thường nhiều hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu. Tuy nhiên hầu hết tình trạng chuột rút ở phụ nữ mang thai không gây nguy hiểm gì và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

Những nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai gồm có:

Thai nhi ngày càng lớn khiến trọng lượng cơ thể mẹ cũng tăng lên, gây áp lực lớn đến các cơ bắp chân.

Tử cung to ra gây chèn ép lên các mạch máu, dây thần kinh.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, một nguyên nhân phổ biến của chuột rút là đau dây chằng tròn. Dây chằng tròn là một cơ nâng đỡ tử cung, và khi nó căng ra, bạn có thể cảm thấy đau nhói, hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới.

Chuột rút còn có thể do cơ thể mẹ bị thiếu nước, rối loạn điện giải.

Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần nhiều canxi để phát triển hệ xương, nếu không cung cấp đủ, cơ thể người mẹ sẽ tự rút bớt canxi để truyền cho bé, dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở mẹ, điều này sẽ góp phần gây ra những cơn co cứng ở người mẹ.

Tình trạng canxin cung cấp không đầy đủ dẫn đến mẹ bị chuột rút. Mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi

2. Giảm đau do chuột rút khi mang thai bằng cách nào?

Duỗi thẳng chân

Uốn cong ngón chân về phía ống chân cho đến khi cơn đau biến mất

Xoa bóp cơ bắp chân, dùng khăn ấm để chườm vùng bị chuột rút.

3. Phòng ngừa chuột rút khi mang thai

Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai:

Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.

Xoa bóp, kéo căng cơ bắp chân nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước lúc đi ngủ

Xoay cổ chân, ngọ nguậy ngón chân bất kể khi nào đang ngồi: ăn cơm, xem tivi

Hãy vận động nhẹ nhàng mỗi ngày: đi bộ, tập yoga, bơi lội

Bà bầu tập yoga

Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, tập yoga,...

Khi nằm ngủ nên nằm nghiêng người sang trái để máu dễ lưu thông, đồng thời gác chân lên gối cao khi ngủ

Uống đủ nước

Tắm bằng nước ấm

Tránh làm việc nặng nhọc, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu

Nhiều người cho rằng chuột rút là do thiếu canxi nên uống bổ sung canxi trong thai kỳ, mặc dù canxi có vai trò rất quan trọng nhưng chưa có bằng chứng cho thấy việc uống thêm canxi sẽ ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai. Nếu muốn bổ sung canxi, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Mẹ bầu làm gì khi bị chuột rút?

– Khi bị chuột rút ở bắp chân, mẹ bầu nên kéo duỗi thẳng chân và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân về phía cẳng chân, đồng thời ấn mạnh phần cuối của bắp chân trên một mặt phẳng cứng. Nếu bị rút ở đùi thì nhờ người khác dùng một tay đỡ gót chân để làm cho đầu gối của mình thẳng ra, tay kia ấn đầu gối xuống dưới. Nếu bị chuột rút vùng bụng thì nên nằm thư giãn, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút.

Khi bị chuột rút, bà bầu nên nằm thư giãn, duỗi thẳng cơ sau đó nhẹ nhàng xoa bóp vùng chuột rút– Lấy một chai nước nóng hoặc nước đá lạnh đặt lên vùng bị chuột rút, dần dần cảm giác đau sẽ biến mất.

– Sau khi vùng cơ bị chuột rút đã đỡ đau, bà bầu nên đi lại một chút. Khi cơ bắp chân căng, có thể bạn sẽ thấy đi lại hơi khó khăn nhưng các cơn đau này sẽ nhanh chóng biến mất.

– Nếu đã thực hiện cách trên mà cơn đau vẫn còn tiếp diễn và kèm theo dấu hiệu chân bị sưng, đau, hoặc khi chạm vào có cảm giác ấm nóng xung quanh thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của cục đông máu, cần được chăm sóc ngay lập tức.

– Đối với trường hợp bị chuột rút ở vùng bụng, mẹ bầu cần hết sức chú ý vì đây cũng có khả năng là dấu hiệu của nguy cơ sảy thai sớm. Ước tính trong 4 ca mang thai có hiện tượng chuột rút thì có một ca bị sảy. Nguyên nhân có thể do sự đột biến nhiễm sắc thể, hoặc do trứng thụ tinh không nằm đúng trong tử cung mà lại nằm ở đâu đó trong khung xương chậu. Vì vậy, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện những cơn co tử cung bất thường trong 3 tháng đầu mang thai thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lí kịp thời.

Chuột rút khi mang thai là dấu hiệu bình thường mà hầu hết bà bầu đều gặp phải, tuy nhiên nếu chuột rút đi kèm những triệu chứng bất thường như đau, sưng đỏ ở chân, chạm vào chân có cảm giác nóng xung quanh ,bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...