789

Có bầu bị viêm gan B có nguy hiểm hay không?

Thứ Sáu, 12/06/2020 03:35 PM (GMT+7)

Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dù đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ mang thai,... trong đó số người có bầu bị viêm gan B không hề hiếm. Vậy, căn bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua những con đường nào?

co-bau-bi-viem-gan-b

Bệnh viêm gan B được hiểu thế nào?

Để tìm hiểu về việc có bầu bị viêm gan B trước hết cần tìm hiểu viêm gan B là gì và cơ chế lây bệnh ra sao.

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây nên (hay còn gọi là virus HBV). Nếu viêm gan B không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh xơ gan, thậm chí ung thư gan,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng con người.

Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dù đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ mang thai,... trong đó số người có bầu bị viêm gan B không hề hiếm. Vậy, căn bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua những con đường nào?

Con đường lây lan virus viêm gan B

Virus viêm gan B lây truyền qua ba con đường chính, đó là:

- Viêm gan B lây từ mẹ sang con: trường hợp người mẹ có bầu bị viêm gan B sau đó lây sang con của mình là hình thức lây nhiễm phổ biến và quan trọng nhất của căn bệnh này.

- Viêm gan B lây qua đường máu: có thể lây lan qua đường truyền máu, lây nhiễm qua đường tiếp xúc với các vết thương hở, sử dụng bơm kim tiêm có phơi nhiễm máu của người bị viêm gan B hay chùng chung kim xăm khi chưa vệ sinh an toàn,...

- Viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục: có thể lây lan qua quan hệ đồng giới hoặc quan hệ khác giới. Bạn nên thực hiện quan hệ chung thủy một vợ một chồng hoặc sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ, đây còn là con đường lây nhiễm của các bệnh lây nhiễm khác như viêm gan C, HIV,...

Phần lớn trẻ em mắc viêm gan B đều bị lây truyền từ mẹ sang con, khi người mẹ có bầu bị viêm gan B sẽ không bị nguy hiểm đến việc mang thai hay sinh nở. Tuy nhiên, trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải một số biến chứng như sau:

Viêm gan virus cấp tính là nguyên nhân phổ biến nhất của vàng da trong thai kỳ. Các nguyên nhân khác bao gồm: gan nhiễm mỡ cấp tính của thai kỳ, ứ mật trong gan của thai kỳ.

Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính.

Nhiễm HBV cấp trong thai kỳ thường là không nghiêm trọng và không liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong hoặc tăng khả năng sinh quái thai. Do đó, nhiễm HBV trong thai kỳ không cần phải cân nhắc đình chỉ thai nghén. Tuy nhiên, đã có những báo cáo tăng tỉ lệ nhẹ cân khi sinh và đẻ non ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HBV cấp. Hơn nữa, nhiễm HBV cấp tính xảy ra sớm trong thai kì có liên quan đến tỉ lệ lây truyền chu sinh 10%. Tỉ lệ lây truyền tăng đáng kể nếu nhiễm trùng cấp tính xảy ra vào lúc hoặc gần lúc sinh, với tỉ lệ được báo cáo lên tới 60%.

  Triệu chứng có bầu bị viêm gan B

Thời gian mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm ở người phụ nữ, giai đoạn này hệ miễn dịch của mẹ sẽ tập trung để bảo vệ sức khỏe cho thai nhi, do đó việc tăng khả năng đề kháng của bà bầu là rất kém. Đồng thời, nếu mắc viêm gan B ở giai đoạn đầu, bệnh không rõ ràng, việc phát hiện khó khăn với một số triệu chứng thường gặp như:

- Cơ thể mệt mỏi, giống như bị cảm cúm, người đau nhức,..

- Có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn,...

- Hiện tượng vàng da, vàng mắt, thậm chí nước tiểu có màu vàng đậm,...

Trong thai kỳ, ngoài các xét nghiệm kiểm tra chức năng đường máu, mỡ máu, siêu âm thai nhi thông thường, mẹ bầu cũng cần chú ý tới các triệu chứng của mình và tiến hành xét nghiệm các bệnh lý về gan, có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe.

Có bầu bị viêm gan B cần được điều trị như thế nào?

Nhiều mẹ có tâm lý hoảng sợ, lo lắng khi biết mình có bầu bị viêm gan B, lo lắng cho em bé tới mức mất ăn mất ngủ,...  Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, nhiều trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan siêu vi B nhưng được thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì sẽ vẫn an toàn, không bị lây bệnh. Vì thế, nếu bạn bị bệnh viêm gan B thì vẫn có thể mang thai, chỉ có điều cần báo với bác sĩ điều này và theo dõi bằng một chế độ nghiêm ngặt hơn các bà bầu bình thường.

Điều cần làm trước tiên đó là bạn tới cơ sở y tế uy tín thực hiện xét nghiệm máu giúp xác định chính xác bản thân mình có bị mắc viêm gan B hay không, nếu kết quả kiểm tra cho thấy bạn bị viêm gan B khi mang thai thì cần theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên để tránh biến chứng nguy hiểm.

Đồng thời, em bé cũng cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B ngay sau khi sinh trong khoảng thời gian từ 12 - 14 giờ. Vắc xin cần được tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, em bé sẽ được tiêm hai loại thuốc vắc xin viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...