789

Đa ối và dư ối khác nhau như thế nào?

Thứ Bảy, 18/04/2020 01:13 PM (GMT+7)

Nhiều thai phụ không biết đa ối và dư ối khác nhau thế nào, do đó khi rơi vào trường hợp này sẽ dễ bị tâm lý hoang mang.

da-oi

Túi ối có chức năng gì?

Khi thai nhi làm tổ trong tử cung của người mẹ, túi ối sẽ được hình thành vào khoảng ngày thứ 12 của thai kỳ sau khi trứng đã thụ tinh thành công. Nước ối là dịch thể có vai trò như một lớp đệm để bảo vệ thai nhi khỏi bị tác động của môi trường xung quanh và là môi trường trao đổi chất lý tưởng giúp thai nhi phát triển toàn diện trong suốt thai kỳ.

Trong giai đoạn 3 tháng đầu, nước ối tương tự như huyết tương của người mẹ và có tính đẳng trương, đến giai đoạn tiếp theo thì trở nên nhược trương. Thể tích của nước ối sẽ tăng dần cho đến đầu của giai đoạn cuối thai kỳ. Từ tuần thai thứ 37 đến tuần thai thứ 41, thể tích nước ối có thể sẽ bị giảm đi 10%, và đến tuần thứ 42 trở đi thì thể tích nước ối sẽ giảm đi rất nhanh.

Một số chức năng quan trọng của nước ối bao gồm:

Trao đổi nước, điện giải giữa mẹ và thai nhi;

Giúp ích cho quá trình bình chỉnh của thai nhi;

Điều hoà thân nhiệt cho thai nhi khi nằm trong bụng mẹ;

Cho phép thai cử động tự do trong tử cung dễ dàng hơn;

Giúp cho sự xoá mở cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ;

Bảo vệ thai nhi khỏi mọi sự sang chấn trực tiếp lên tử cung.

Thông thường, dịch ối sẽ có sự thay đổi tuỳ thuộc chủ yếu vào sự bài tiết của màng ối và sự thẩm thấu của thành mạch cũng như nước tiểu của thai nhi. Sẽ có khoảng 350 - 375 ml nước ối được thay đổi trong vòng một giờ.

Đa ối và dư ối khác thế nào?

Nhiều thai phụ không biết đa ối và dư ối khác nhau thế nào, do đó khi rơi vào trường hợp này sẽ dễ bị tâm lý hoang mang. Thông thường, lượng nước ối của thai phụ sẽ nằm trong khoảng từ 300 đến 800ml. Nếu như lượng nước ối ở mức 800 đến 1500 ml thì được gọi là dư ối và nếu lượng nước ối của thai phụ vượt mức 2000ml được gọi là đa ối.

Tình trạng dư ối và đa ối sẽ được xác định thông qua chỉ số AFI khi siêu âm. Thai phụ sẽ bị đa ối khi chỉ số AFI vượt trên 25cm và dư ối khi chỉ số AFI dao động từ 12 đến 25cm.

Dư ối và đa ối là tình trạng mà bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp phải trong giai đoạn mang thai và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:

Nguyên nhân xuất phát từ mẹ:

Nếu như thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ thì sẽ có nguy cơ bị đa ối và dư ối (chiếm 10%), nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, đa ối và dư ối cũng có liên quan đến kháng thể kháng Rh và các bệnh tán huyết thứ phát do kháng thể bất thường ở người mẹ. Thai phụ mang song thai hoặc đa thai cũng dễ gặp phải tình trạng đa ối. Hoặc do thai phụ bị loạn dưỡng tăng trương lực cơ, nhưng trường hợp này rất ít gặp.

Nguyên nhân từ thai nhi:

Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể, mắc phải hội chứng truyền máu song thai hoặc có những khác thường ở bào thai (hẹp môn vị, hở hàm ếch, bất thường hệ thống thần kinh trung ương thai nhi hay những khuyết tật cấu trúc hệ thống tiêu hoá) sẽ khiến cho thai nhi ngừng quá trình uống nước ối và đi tiểu, dẫn tới tình trạng thừa ối, gây ra hiện tượng dư ối và đa ối.

Nguyên nhân từ rau thai:

Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng đa ối và dư ối khi mang thai xuất phát từ rau thai thì có thể là do u mạch máu màng đệm gây suy tim thai hoặc các bệnh lý viêm nội mạc tử cung, tổn thương bánh nhau, phù rau thai....

Đa ối và dư ối có nguy hiểm không?

Khi gặp phải tình trạng đa ối và dư ối, lượng chất lỏng trong tử cung quá lớn sẽ làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm, bong nhau thai, sa dây rốn, sinh non hoặc làm cho sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, gây bất lợi cho quá trình phát triển khung xương.

Trong trường hợp thai phụ bị dư ối thì có thể kiểm soát được tình hình và giúp chỉ số nước ối trở về bình thường nếu như thăm khám thường xuyên trong thai kỳ và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh.

Trường hợp thai phụ bị đa ối thì sẽ nguy hiểm hơn, do đó cần phải theo dõi thật cẩn thận để đề phòng nguy cơ vỡ ối sớm, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, nguy cơ thai bị chết lưu hoặc mẹ bị xuất huyết sau sinh.

Xử trí thế nào khi bị dư ối và đa ối?

Sản phụ từng bị thai lưu: Cần khám, tư vấn và chăm sóc trước khi mang thai lại

Thai phụ có thể đăng ký tham gia Chương trình Chăm sóc Thai sản để phát hiện sớm và xử lý kịp thời những bất thường trong thai kỳ như đa ối, dư ối,...

Dư ối và đa ối đều là những tình trạng dễ gặp phải ở thai phụ, thai phụ cần biết cách xử lý để không gây ảnh hưởng cho quá trình phát triển của thai nhi.

Trường hợp thai phụ bị dư ối thì cần phải xem xét mức độ có nghiêm trọng không, nếu vẫn ở mức kiểm soát được thì thai phụ cần nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng khoa học là có thể đưa lượng nước ối trở về bình thường được. Còn nếu nguyên nhân gây ra tình trạng dư ối là do lượng đường huyết quá cao thì thai phụ hãy cố gắng giảm bớt lượng đường trong các bữa ăn hàng ngày, đồng thời thăm khám sức khỏe thường xuyên để kiểm tra lượng nước ối. Khi bị dư ối do bất thường ở thai nhi thì thai phụ cần nằm viện để theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời, có thể bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc cần thiết. Đặc biệt, nếu tình trạng dư ối quá phức tạp và thai nhi đã đủ tuần sinh thì có thể sẽ được kích thích sinh sớm mà không cần chờ chuyển dạ.

Nếu thai phụ bị đa ối mà nguyên nhân là từ thai nhi thì cần phải theo dõi tích cực, trong trường hợp nước ối tăng nhanh quá mà nguy cơ vỡ ối sớm thì có thể sẽ được tiến hành chọc ối để rút bớt nước ối ra. Nếu nguyên nhân gây đa ối là do mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì cần phải được điều trị ngay lập tức.

Trong suốt thời gian này, thai phụ cần được kiểm tra tình trạng nước ối thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi và đồng thời xác định nguy cơ sinh non để có hướng xử lý kịp thời. Mặc dù đa ối là dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến các bệnh lý của thai phụ hoặc các dị tật thai nhi, tuy nhiên, thai phụ cũng không nên quá lo lắng khi được chẩn đoán đa ối mà hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...