Để trở thành một "người cao tuổi" không "già"

Thứ Tư, 31/08/2022 11:09 AM (GMT+7)

Hiện nay, một người được công nhận là "người cao tuổi" khi độ tuổi của người đó bước qua 60. Nhưng liệu có phải tất cả những người trên 60 tuổi đều đã "già"?

Có người nói: "Năm nay tôi đã 70 tuổi nhưng tôi không cảm thấy mình già" và đề nghị không gọi họ là "người già". Vậy, như thế nào là người già, và như thế nào là người cao tuổi?

"Già" (Elderly) là một tính từ cổ có từ hàng trăm năm trước. Nó xuất phát từ danh từ "anh cả" (Elder), mà Từ điển tiếng Anh Oxford đã theo dõi đến thế kỷ thứ 10, và đưa ra giải thích theo một nghĩa rộng hơn là "một người tiền nhiệm, một người sống trong những ngày trước đây".

Nhưng sau này, từ "già" được định nghĩa là "nhiều tuổi, đã sống từ lâu, đã đi đến đoạn cuối của một chu kỳ sinh học". Vì vậy, từ "già" thường bị liên tưởng đến "ốm yếu" "không còn có ích", khiến những người cao tuổi cảm thấy không vui khi bị gọi là "người già". Do đó, cụm từ "người cao tuổi" được ưa thích hơn hẳn. 

Người cao tuổi về mặt pháp luật, Việt Nam quy định là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Theo Liên hợp quốc, người cao tuổi cũng được tính từ 60 tuổi trở lên. Trong y học, người cao tuổi được phân thành các nhóm: từ 60 đến 75 tuổi được gọi là tuổi bắt đầu già, trên 75 đến 90 tuổi là người già và trên 90 tuổi là người già sống lâu. 

NCT ko già

Trên thực tế, ngày này có rất nhiều người cao tuổi "trẻ" lâu. Cả tính cách, sức khoẻ và hình dáng bên ngoài đều trẻ hơn so với độ tuổi thật của họ. Vì vậy, tuy đã ngoài 60, 70 tuổi nhưng nếu nhìn bên ngoài không ai nghĩ họ là người đã cao tuổi cả. 

Điều quan trọng ở đây, là làm thế nào để trở thành một "người cao tuổi" không "già" trong xã hội hiện nay?

- Hãy tạo cho mình cuộc sống sôi động với các hoạt động văn hóa, thể thao hay tham gia công tác xã hội

- Bố trí thời gian, làm những công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe.

- Trau dồi kiến thức sinh hoạt, sưu tầm các bài thuốc để chăm sóc sức khỏe, xây dựng đời sống tinh thần thoải mái thông qua các hoạt động.

- Tiếp nhận và sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại để hỗ trợ bản thân;

- Cố gắng để không ốm yếu, trở thành gánh nặng cho con cháu và tự khẳng định mình theo cách riêng.

- Đi thăm quan, du lịch, thăm bạn bè, người thân.

- Thử các trang phục trẻ trung khỏe khoắn.

...

Người cao tuổi hiện đại quan niệm và thể hiện cuộc sống hoàn toàn khác với nhiều năm trước chính là minh chứng rõ ràng nhất về "Người cao tuổi" không "già" trong xã hội hiện đại.

Nhưng, nếu một lúc nào đó, chúng ta có bị gọi là "người già" thì cũng không sao cả. Bởi vì chúng ta cần phải trân trọng và ghi nhớ rằng, nhiều người thậm chí không bao giờ có cơ hội để già đi.

 

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...