789

Điểm danh những bệnh truyền nhiễm phổ biến trong mùa mưa

Thứ Tư, 27/07/2022 02:20 PM (GMT+7)

Cuối tháng Bảy và tháng Tám là cao điểm của mùa mưa bão ở nước ta. Cùng tìm hiểu những bệnh truyền nhiễm thường gặp trong mùa mưa để có biện pháp phòng tránh kịp thời bạn nhé.

Mỗi trận mưa bão đi qua không chỉ để lại những hậu quả về người và tài sản mà nó còn là nguyên nhân bùng phát dịch bệnh. Trong mùa mưa năm 2022 này, chúng ta cần hết sức cảnh giác với những loại bệnh truyền nhiễm sau:

1. Bệnh Covid-19

Với sự nỗ lực của ngành Y tế, Covid-19 đã tạm thời trong tầm kiểm soát trong tháng Tư và tháng Năm. Tuy nhiên từ tháng Sáu đến tháng Bảy, bệnh Covid-19 lại bắt đầu có dấu hiệu gia tăng và trở nên phức tạp. Đáng chú ý là sự xuất hiện của 2 biến thể mới là BA.4 và BA.5.

Số liệu thống kê về ca mắc mới tính đến ngày 19/7. Ảnh: Theo Bộ Y tế.

Số liệu thống kê về ca mắc mới tính đến ngày 19/7. Ảnh: Theo Bộ Y tế.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể phụ BA.4, BA.5 của Omicron lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

Phòng bệnh Covid-19 mùa mưa 2022:

- Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vaccine phòng COVID-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.

2. Bệnh cúm A

Mùa mưa năm 2022 đánh dấu sự bùng phát mạnh của bệnh cúm A.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong hai tuần gần đây ghi nhận hơn 100 ca mắc cúm A thăm khám và nhập viện điều trị. Đặc biệt có ngày tiếp nhận cùng lúc 20 bệnh nhân tại khu công nghiệp cùng nhập viện do cúm A.

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã tiếp nhận điều trị cho hàng trăm bệnh nhi mắc cúm, tăng nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Trong đó có nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, 45% trẻ mắc cúm A vào viện có hiện tượng co giật, 6% biểu hiện viêm não.

Từ đầu năm đến nay Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân mắc cúm A phải nhập viện, ngày cao điểm có tới 30-40 bệnh nhân đến thăm khám. Các đối tượng có độ tuổi từ 15-70, thường gặp nhất là độ tuổi 20-40, độ tuổi lao động, giao tiếp với nhiều người.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết, trong tháng 6 số ca mắc cúm A của TP là 887 ca nhiễm, tăng 60% so với tháng 5, đa số triệu chứng nhẹ.

TS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết người mắc cúm A có thể khôi phục sau 5-7 ngày nhưng với trẻ em bệnh có thể diễn biến nặng nề dễ xuất hiện biến chứng. Cụ thể các trường hợp đến thăm khám và điều trị tại Bệnh viện có nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, 45% trẻ mắc cúm A vào viện có hiện tượng co giật, 6% biểu hiện viêm não.

Biến chứng viêm phổi do cúm A gây ra thường gặp ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.

Empty

Phòng bệnh cúm A mùa mưa 2022

TS. BS Đặng Thị Thúy - Trưởng khoa Nhi (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) khuyến cáo, cúm A là bệnh rất dễ lây lan, mọi người đều có thể mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai.

- Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng (tháng Bảy đến tháng Chín hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh. Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.

- Thường xuyên vệ sinh không gian sống và vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày…

- Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vậy tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.

3. Bệnh sốt xuất huyết

Bệnh thường gặp là sốt xuất huyết hay còn gọi là sốt xuất huyết Dengue (có 4 chủng khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, do vậy những người sống trong vùng lưu hành dịch sốt xuất huyết có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Empty

Phòng bệnh sốt xuất huyết mùa mưa:

Empty

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.

- Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng.

- Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

4. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa

Các bệnh thường gặp lây truyền qua đường tiêu hóa là tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Nguyên nhân gây bệnh là do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tiêu hóa, qua nguồn thực phẩm, nguồn nước ăn, đồ uống…

Empty

Phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa:

- Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc"Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết.

- Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.

5. Bệnh về mắt

Nước mưa chứa nhiều bụi, vi khuẩn, tạp chất hóa học… gây ảnh hưởng không tốt đến mắt nếu bị tiếp xúc trực tiếp. Các bệnh về mắt thường gặp như đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ.

benh-truyen-nhiem-mua-mua7

Phòng bệnh về mắt mùa mưa:

- Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn.

- Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn.

- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.

- Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ.

- Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.

- Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

- Khi đi đường cần có kính, mũ có kính để che chắn mặt và mắt nhằm hạn chế tiếp xúc với nước mưa.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...