Già hóa dân số của Việt Nam dự báo tăng nhanh hơn Nhật Bản

Thứ Sáu, 04/11/2022 08:36 AM (GMT+7)

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam được dự báo sẽ tăng nhanh trong 20 năm kể từ năm 2010, mạnh hơn Nhật Bản.

Mặc dù các liệu pháp y tế đối với các bệnh mãn tính đã được Việt Nam thực hiện từ đầu thế kỷ 21, khi các bệnh không lây nhiễm có chiều hướng gia tăng, việc thực hiện các liệu pháp đối với các bệnh lão khoa (ví dụ suy giảm về trí tuệ) cũng như đào tạo nguồn nhân lực phục hồi chức năng như hoạt động trị liệu vẫn chưa đạt được nhiều kết quả.

00h84..............................................

Vì vậy, việc chuyển giao các kỹ thuật phục hồi chức năng cho người cao tuổi từ Nhật Bản cho Việt Nam là điều rất quan trọng và có ý nghĩa đối với Việt Nam. Nhật Bản đã trở thành một xã hội với dân số "siêu" già và hơn 6,02 triệu người bị suy giảm trí tuệ, cũng như nhiều người cao tuổi khuyết tật vẫn đang sống hoà nhập với cộng đồng nhờ vào các kỹ thuật về phục hồi chức năng dành cho người cao tuổi. 

Ngày 4-11, Đại học Kobe và Đại học Y Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến chuyên đề về hoạt động trị liệu ở ASEAN, trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng cho người cao tuổi mắc bệnh mãn tính ở miền Bắc Việt Nam". 

Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin về hoạt động trị liệu và lịch sử phát triển cũng như giai đoạn chuyển đổi của hoạt động này tại Nhật Bản - đất nước có dân số già hàng đầu thế giới, và tại Thái Lan - đất nước có dân số già hàng đầu ASEAN.

Bốn bệnh viện tại Hà Nội được lựa chọn là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Phục hồi Chức năng Hà Nội, đã giới thiệu các dịch vụ hoạt động trị liệu hiện đang được phát triển trong lĩnh vực phục hồi chức năng tại Việt Nam.

vnp_18111_kham_nguoi_cao_tuoi

Giáo sư Tanemura Rumi của Đại học Kobe, đồng thời là Giám đốc Dự án, chia sẻ: "Đối với vấn đề già hoá dân số của Việt Nam trong tương lai gần, Đại học Y Hà Nội và Đại học Kobe đã thực hiện phục hồi chức năng cho người cao tuổi dựa trên hoạt động trị liệu trong 3 năm rưỡi, và đặt mục tiêu đào tạo được 12 giảng viên về hoạt động trị liệu. Do ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19, chương trình từng có nguy cơ phải dừng lại, tuy nhiên chúng tôi đã thực hiện đào tạo theo hình thức trực tuyến."

Phó Giáo sư Phạm Văn Minh của Đại học Y Hà Nội chia sẻ thông qua dự án, các cán bộ đào tạo về hoạt động trị liệu đến từ 4 bệnh viện đã có cơ hội bổ sung thêm kiến thức cơ bản trong hoạt động trị liệu dành cho người lớn tuổi mắc các bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, dự án cũng tạo điều kiện cho các cán bộ đào tạo cùng với sự phối hợp của trường Đại học Kobe tiến hành giảng dạy và đào tạo lâm sàng cho các bác sĩ và chuyên viên trị liệu ở miền Bắc Việt Nam. Hy vọng rằng dự án sẽ là bước đầu trong việc xây dựng các chương trình đào tạo hoạt động trị liệu trong tương lai.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...