Hạ thân nhiệt ở người cao tuổi khi trời trở lạnh

Thứ Sáu, 10/11/2023 04:03 PM (GMT+7)

Hạ thân nhiệt là một vấn đề đáng lưu ý khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt đối với người cao tuổi. Bài viết này cung cấp các thông tin về hiện tượng hạ thân nhiệt, cũng như một số dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.

Hạ thân nhiệt là gì?

Hạ thân nhiệt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể giảm xuống 35°C hay thấp hơn. Vấn đề này cần được đặc biệt quan tâm bởi khả năng kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ ở người cao tuổi thường giảm đi so với người trẻ. Do vậy, người cao tuổi đôi khi không tự cảm nhận được cái lạnh, dẫn tới việc không có các biện pháp phòng tránh và gây ra hạ thân nhiệt. Không chỉ vậy, tình trạng dinh dưỡng kém do lão hóa cũng như các bệnh nền khác có thể trở thành là nguyên nhân khiến cho vấn đề hạ thân nhiệt dễ mắc phải hơn đối với người cao tuổi.

shutterstock_743819596

Một số dấu hiệu nhận biết

Có những dấu hiệu nhận biết cho thấy người bệnh đang gặp phải tình trạng hạ thân nhiệt. Các dấu hiệu dưới đây là những dấu hiệu biểu hiện ban đầu khi người cao tuổi gặp phải tình trạng này:

  • Bàn chân và bàn tay lạnh
  • Mặt sưng húp hoặc sưng tấy
  • Da nhợt nhạt
  • Run rẩy (trong một số trường hợp người bị hạ thân nhiệt không run)
  • Chậm hơn bình thường hoặc nói ngọng
  • Hoạt động mệt mỏi, thiếu sức sống

Ngoài các dấu hiệu nêu trên, có những dấu hiệu khác có thể khó nhận thấy hơn mà cần phải chú ý quan sát và cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên nhằm phòng ngừa và xử lý kịp thời. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Di chuyển chậm
  • Đi lại khó khăn hoặc vụng về
  • Cử động tay hoặc chân cứng và giật
  • Nhịp tim chậm
  • Hơi thở chậm và nông
  • Bất tỉnh hoặc mất ý thức

Khuyến cáo giữ ấm cơ thể

hero-winter-energy-heat-human-cold
  • Luôn giữ nhiệt độ phòng trên 24°C bằng các sử dụng máy sưởi và nhiệt kế trong phòng. Nên đóng kín cửa ra vào, cửa sổ và các khe hở để hạn chế gió vào nhà.
  • Luôn mặc quần áo ấm dù khi ở trong nhà. Cần đi tất và đi dép, tránh tiếp xúc trực tiếp chân với sàn nhà, quàng khăn và đội mũ giữ ấm vùng đầu và đi thêm găng tay khi đi ra ngoài trời.
  • Khi đi ngủ, ngoài việc đắp chăn ấm, nên mặc quần áo dài giữ nhiệt để tránh hạ thân nhiệt khi đang ngủ.
  • Cần ăn uống đầy đủ chất. Nên sử dụng thực phẩm và đồ uống ấm nóng. Việc ăn uống đầy đủ giúp cho cơ thể trao đổi chất và giữ ấm tốt.
  • Hạn chế hoặc không uống rượu bia. Đồ có cồn có thể khiến cơ thể mất nhiệt. Ngoài ra, do tình trạng lão hóa, bia rượu cũng có thể khiến trầm trọng hơn các vấn đề bệnh lý hoặc suy giảm chức năng của cơ thể, khiến cho cơ thể dễ gặp tình trạng hạ thân nhiệt hơn.
  • Luôn ở cùng với  người thân, không nên ở một mình. Cơ thể người cao tuổi có thể không tự cảm nhận được nhiệt độ một cách rõ rệt. Đối với những người cao tuổi sống một mình, cần thường xuyên giữ liên lạc với gia đình hay hàng xóm, nên đăng ký thông tin cá nhân cho các tổ chức quản lý người cao tuổi ở địa phương (câu lạc bộ, trạm y tế,...) để được theo dõi sức khỏe định kỳ và liên hệ khi cần thiết.

Đức Hiếu (Tổng hợp)

Đức Hiếu

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...