789

Hiện tượng phù thai: Mẹ bầu đừng chủ quan

Thứ Sáu, 24/05/2019 07:36 AM (GMT+7)

Sau 9 tháng 10 ngày mang thai ai cũng mong được mẹ tròn con vuông. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mẹ bầu vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, trong đó có hiện tượng phù thai.

phu-thai

Phù thai là gì?

Phù thai là một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của em bé trong bụng. Tình trạng này nói về việc thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có sự tích tụ chất lỏng bất thường trong các mô xung quanh phổi, tim, bụng hoặc dưới da. Đây thường là biến chứng của một tình trạng khác ảnh hưởng đến cách cơ thể quản lý chất lỏng.

Phù thai chỉ xảy ra với tỷ lệ 1 trên 1.000 ca sinh. Nếu bạn đang mang thai và chẩn đoán em bé mắc phải tình trạng này, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn áp dụng hình thức chuyển dạ sớm. Trẻ sơ sinh cũng sẽ cần đến biện pháp truyền máu và các phương pháp khác để loại bỏ chất lỏng dư thừa. Đáng tiếc là ngay cả khi được điều trị, hơn một nửa số trẻ sơ sinh bị phù thai sẽ chết ngay trước hoặc sau khi sinh.

Các dạng của phù thai

Có 2 dạng thai bị phù khá phổ biến: Miễn dịch và không miễn dịch. Chúng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra.

1. Phù thai không miễn dịch

Hiện nay, phù thai không miễn dịch là loại phổ biến nhất. Nó xảy ra khi một tình trạng hoặc một loại bệnh khác cản trở khả năng điều tiết chất lỏng của cơ thể bé, bao gồm:

Khối u

Xuất huyết thai nhi

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus

Khuyết tật tim hoặc phổi

Dị dạng động – tĩnh mạch

Các dạng thiếu máu nghiêm trọng

Rối loạn di truyền hoặc chuyển hóa.

2. Phù thai miễn dịch

Phù thai miễn dịch thường xảy ra khi nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau. Điều này được gọi là không tương thích yếu tố Rh. Hệ thống miễn dịch của người mẹ có thể tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu của bé yêu. Các trường hợp nghiêm trọng của tình trạng không tương thích yếu tố Rh có thể dẫn đến thai nhi bị phù.

Ngày nay, miễn dịch phù thai đã không còn phổ biến kể từ khi các chuyên gia phát minh ra Rh immunoglobulin (RhoGAM). Thuốc này được dùng cho phụ nữ mang thai có nguy cơ không tương thích yếu tố Rh để ngăn ngừa biến chứng.

Vì sao mẹ bầu bị phù thai?

Có 2 loại phù thai: miễn dịch và không miễn dịch. Nguyên nhân chính xác tùy vào loại mà thai nhi gặp phải:

- Phù thai miễn dịch là biến chứng thể nặng của Bất đồng nhóm máu Rhesus. Bất đồng nhóm máu Rhesus phá hủy lượng lớn tế bào hồng cầu, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm phù nề toàn thân. Phù nề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

- Phù thai không miễn dịch xảy ra khi một bệnh hay tình trạng sức khỏe phá vỡ khả năng điều khiển các chất lỏng của cơ thể. Có 3 nguyên nhân gây tình trạng này: những vấn đề về tim và phổi, thiếu máu nặng (Thiếu máu Địa Trung Hải), các khuyết tật di truyền, bao gồm Hội chứng Turner.

Số thai nhi bị phù thai miễn dịch giảm đáng kể từ khi có thuốc RhoGAM, được dùng để điều trị nguy cơ Bất đồng nhóm máu Rhesus ở phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu nhận biết

Những triệu chứng tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Những dạng nhẹ có thể gây:

- Phù gan.

- Da tái nhợt.

Những dạng nghiêm trọng hơn có thể gây:

- Khó thở.

- Những vết thâm trông giống bầm tím hay đỏ tía trên da.

- Suy tim.

- Thiếu máu nghiêm trọng.

- Vàng da nặng.

- Phù nề toàn thân.

Phương pháp y tế giúp chẩn đoán phù thai

Quá trình chẩn đoán phù thai thường được thực hiện bằng siêu âm. Một bác sĩ có thể nhận thấy thai nhi mắc phải tình trạng này khi khám thai định kỳ. Biện pháp siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để giúp ghi lại hình ảnh trực tiếp bên trong cơ thể.

Bạn cũng có thể được yêu cầu siêu âm trong thai kỳ nếu phát hiện em bé ít di chuyển hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ khác, chẳng hạn như huyết áp tăng cao. Những xét nghiệm chẩn đoán bên lề cũng có khả năng được thực hiện để giúp xác định mức độ nghiêm trọng hoặc nguyên nhân của tình trạng, chúng bao gồm:

Lấy mẫu máu thai nhi

Chọc ối

Siêu âm tim thai tim nhằm tìm kiếm các bất thường ở bộ phận này.

Phương pháp điều trị phù thai

Tình trạng phù thai thường không thể được điều trị trong giai đoạn mang thai. Thỉnh thoảng bác sĩ có thể truyền máu cho em bé để giúp tăng khả năng thai nhi sống sót cho đến lúc chào đời. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ mang thai có thể được bác sĩ đề nghị thực hiện biện pháp giục sinh  nhằm nâng cao mức độ an toàn cho cả mẹ lẫn con. 

Một khi em bé đã được sinh ra, những thủ thuật y tế để chữa trị cho con bao gồm:

Dùng máy trợ thở

Thuốc để kiểm soát suy tim

Thuốc kích thích thận loại bỏ chất lỏng dư thừa

Sử dụng kim nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa ở phổi, tim hoặc lồng ngực.

Thêm vào đó, trẻ sơ sinh cũng có thể được truyền trực tiếp tế bào hồng cầu phù hợp với nhóm máu của bé. Trong trường hợp phù thai đến từ một tình trạng tiềm ẩn khác, bác sĩ cũng sẽ điều trị cho tình trạng đó. Ví dụ như dùng thuốc kháng sinh nhằm chữa bệnh nhiễm trùng giang mai từ mẹ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...